Bảo vệ môi trường: Các công ty công nghệ đã và đang làm gì?

Trong thời điểm xã hội Việt Nam đang nóng lên vì vụ việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, mà nguyên nhân đang được quy cho Formosa, một công ty sản xuất thép. Ngành công nghiệp nặng trước nay luôn là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, còn ngành công nghệ thì sao? Và các công ty công nghệ đang làm gì để góp phần cải thiện môi trường? Hãy cùng tìm hiểu.
1. Dịch vụ đám mây “xanh”
Các dịch vụ lưu trữ đám mây hiện nay đang là xu hướng, hứa hẹn sẽ thay đổi phương cách lưu trữ hiện tại. Tuy niên, theo báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường thì dịch vụ đám mây tiêu thụ một lượng lớn năng lượng để duy trì các máy chủ của mình. Và các dịch vụ này hầu hết thuộc sở hữu của các công ty công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google hay Amazon. Tổng năng lượng tiêu thụ từ các hệ thống đám mây có thể tính tương đương với một quốc gia lớn thứ sáu trên thế giới.

Sau báo cáo và những lời kêu gọi cách đây vài năm từ tổ chức Hòa Bình Xanh, các ông lớn công nghệ đều đã có những bước tiến đáng kể. Apple, Google, Facebook và nhiều công ty khác tuyên bố sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các trung tâm dữ liệu của mình. Apple và Facebook đã hoàn tất xây dựng trung tâm dữ liệu mới trên nền 100% năng lượng tái tạo. Trong khi đó Google đang ở ba phần tư chặng đường để đạt tới mục tiêu đó.
Trong khi đó, ông lớn Amazon lại khá kín tiếng. Mới đây trong năm 2015 họ cũng chỉ đưa ra một tuyên bố lặng lẽ rằng dịch vụ AWS (Amazon Web Services) của họ có cam kết dài hạn về việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Nếu bạn chưa biết thì AWS là máy chủ của khá nhiều dịch vụ đình đám như Netflix, Pinterest, Spotify, Vine hay Airbnb. Chỉ riêng bờ đông nước Mỹ Amazon đã có đến 10 trung tâm dữ liệu và lượng điện năng tiêu thụ là không hề ít.
2. Cơ hội kinh doanh
Lượng phát thải nhà kính trong năm 2013 đã tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong vòng 30 năm qua, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Cơ quan Giám sát đại dương và khí quyển Hoa Kỳ (NOAA) cũng công bố từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014 là thời điểm nhiệt độ toàn cầu cao nhất trong lịch sử. Khí hậu biến đổi, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên toàn cầu, có một sự liên hệ không hề nhẹ.
Theo US Census, 75% dân số Mỹ có kết nối internet, trong khi đó theo Pew Research một nửa số người trưởng thành ở Mỹ sử dụng điện thoại di động của họ để lên mạng. Trong hi đó Trung Quốc có 200 triệu người dùng internet mới trong năm 2015 trong khi 1.5% đến 3% năng lượng sản xuất ra được sử dụng để cấp điện cho mạng internet. Tuy nhiên đây lại là món hời béo bở mà phía chính quyền đang bỏ dở.

Các công ty Công nghệ đang bắt đầu sử dụng quyền lực, tài chính cũng như sức phát triển của mình để thay đổi (theo chiều hướng tích cực) lĩnh vực mà các nỗ lực của chính quyền đang bị đình trệ. Ngành công nghệ cao là ngành được thúc đẩy bởi khả năng cạnh tranh, do vậy, bất kỳ động thái nào có hiệu quả đều có thể tạo dựng nên phong trào. Trong trường hợp này năng lượng xanh, sạch chính là một động thái, và người tiến hành chính là các ông lớn công nghệ.
Người phát ngôn của Google cũng tuyên bố năng lượng tái tạo ngoài lợi ích cho môi trường thì cũng là một cơ hội để kinh doanh. Và họ cũng đã có một số động thái. Năng 2014, Google đã rút vốn khỏi ALEC (American Legislative Exchange Council) khi ALEC chối bỏ về nguy cơ biến đổi khi hậu. Microsoft thì đã làm điều này từ năm 2012.
3. Đợt sóng mới
Apple đã đưa ra một mục tiêu năng lượng rất thực tế và họ đã đạt được điều đó. Kể từ khi tuyên bố sẽ sử dụng năng lượng tái tạo cho các trung tâm dữ liệu của mình, Apple chỉ mất 2 năm để chuyển hoàn toàn từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang 100% năng lượng sạch. Họ đã phải làm việc với Duke Energy, công ty hạ tầng lớn nhất nước Mỹ và sử dụng phần lớn năng lượng từ các nhà máy chạy than và điện nguyên tử cho mạng lưới của mình.
Việc vận động hành lang chung giữa Apple, Google và Facebook đã buộc Duke Energy phải thay đổi với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Duke tuyên bố họ sẽ xây dựng ba cơ sở năng lượng mặt trời ở North Carolina và ký thêm năm thỏa thuận mua bán năng lượng (PPAs) với các nhà phát triển máy phát điện năng lượng mặt trời. Điều này có nghĩa là hơn 500 triệu USD đã được đầu tư vào năng lượng tái tạo cùng 278 Megawatt điện mặt trời sẽ được tạo ra. Và đó cũng chỉ là một phần của kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD cho năng lượng tái tạo trên toàn thế giới tới năm 2018.

Nhờ vào PPAs, một dạng cam kết tài chính dài hạn về việc mua năng lượng tái tạo của một nhà cung cấp nhất định, các công ty công nghệ đã có tác động cực lớn tới cách phát triển năng lượng sạch. Ở Iowa, Oklahoma hay thậm chí ở Thụy Điển, Google đã có tới 5 thỏa thuận PPAs quy mô lớn. Họ cũng hợp tác với Duke Energy để tạo ra một loại thuế xanh cho phép chính họ và các khách hàng năng lượng lớn có thể dễ dàng chọn lựa năng lượng tái tạo hơn.
4. Kết
Bảo vệ môi trường là những vấn đề mang tính toàn cầu, và các công ty công nghệ, dù lớn hay nhỏ đều không thể đóng góp nếu không vượt qua được ranh giới của chính họ. Sẽ cần có thêm những cuộc đối thoại với nhà làm luật, thêm những cuộc vận động hành lang, và kể cả những tranh cãi với giới công nghiệp hóa thạch, những kẻ có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động của các chính quyền trên khắp thế giới.
Các công ty công nghệ lớn, như Apple, Facebook, Google hay Microsoft, họ đã, đang và sẽ cần làm nhiều điều để thúc đẩy, để tạo động lực cho việc bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Bạn có ý kiến gì về vấn đề này? Hãy cùng thảo luận!
*Bài viết được tham khảo từ Lindsey Gilpin, phóng viên báo TechRepublic.
Xem thêm: [Xu hướng] Truyền tải điện không dây - Giải pháp cho khủng hoảng năng lượng!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.