Trong năm nay sẽ có hơn 5 tỷ thiết bị di động trở thành 'núi rác khổng lồ'

Theo BCC dẫn lời từ Diễn đàn thiết bị điện và điện tử rác thải quốc tế (WEEE) cho biết, trong năm nay sẽ có đến 5.3 tỷ điện thoại di động sắp bị vứt bỏ và trở thành rác thải điện tử. Hãy cùng 24h Công nghệ tìm hiểu!

Theo BBC, nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra rằng nhiều người dùng giữ điện thoại cũ, thay vì mang đi tái chế chúng. Ước tính có khoảng 16 tỷ điện thoại trên toàn thế giới, trong đó ở châu Âu, gần một phần ba không được sử dụng nữa.
Bên cạnh đó, theo WEEE cho biết nghiên cứu của họ cho thấy "núi" rác thải điện và điện tử - từ máy giặt và máy nướng bánh mì đến máy tính bảng và thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) - sẽ tăng lên 74 triệu tấn mỗi năm từ nay cho đến năm 2030.
Đầu năm nay, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia đã phát động một chiến dịch thúc đẩy khai thác "rác thải" điện tử để sản xuất các sản phẩm mới, đứng trước tình thế thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine đang đe dọa chuỗi cung ứng kim loại quý.

Chuyên gia WEEE có tên là Magdalena Charytanowicz cho biết: "Những rác thải điện tử này có thể cung cấp nhiều nguồn tài nguyên quan trọng được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện tử mới hoặc các thiết bị khác, chẳng hạn như tuabin gió, pin ô tô điện hoặc tấm pin mặt trời - tất cả đều rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số xanh cũng như giảm thiểu khí thải carbon ra môi trường".
Chỉ có hơn 17% rác thải điện tử trên thế giới được tái chế đúng cách - nhưng Liên minh Viễn thông Quốc tế I của Liên hợp quốc đã đặt mục tiêu nâng con số đó lên 30% vào năm tới. Đồng thời các tổ chức cũng nhấn mạnh: "Rác thải điện tử đang trên đà phát triển nhanh nhất và phức tạp ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người và môi trường vì có thể chứa các chất độc hại".

Các cuộc khảo sát của tổ chức Material Focus cho thấy tại Vương quốc Anh, có đến hơn 20 triệu mặt hàng điện tử không sử dụng, trị giá tới 5.63 tỷ bảng Anh (khoảng 151 nghìn tỷ đồng), hiện đang được tích trữ trong các ngôi nhà của người dân.
Theo các chuyên gia tính toán, một hộ gia đình ở Anh có thể bán đi những rác thải điện tử và thu về khoảng 200 bảng Anh (khoảng 5.3 triệu đồng). Các khoáng chất quý giá không được khai thác từ các thiết bị điện tử phế thải, chẳng hạn như đồng trong dây hoặc coban trong pin sạc, phải được khai thác.
Các chuyên gia của WEEE cho biết hầu hết smartphone hiện nay đều chứa các linh kiện làm từ vàng, bạc, đồng và một số chất có thể tái chế khác nhưng lại không được xử lý đúng cách.

“Mọi người thường không nhận ra rằng đây là những vật liệu quan trọng có giá trị cao. Những linh kiện này dù nhỏ nhưng nếu tính trên phạm vi toàn cầu sẽ tạo ra một khối lượng lớn bị bỏ phí”, Pascal Leroy, Tổng thư ký Diễn đàn WEEE, khẳng định.
Bạn nghĩ sao về tình trạng rác thải điện tử này?
Sắm ngay điện thoại 5G giá tốt, chính hãng tại Thế Giới Di Động để luôn cập nhật tin tức mới về bảo mật, công nghệ,... Click để xem chi tiết.
MUA SMARTPHONE HỖ TRỢ 5G GIÁ TỐT
Nguồn: BBC
Xem thêm:
- iOS 16 có thêm một tính năng mới giúp bảo vệ môi trường
- Samsung sắp công bố kế hoạch giúp ích cho môi trường vào tuần này
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.