Kính áp tròng thông minh sẽ soán ngôi kính VR trong tương lai?

Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tăng cường thực tế ảo (AR) không còn dừng lại ở những thiết bị đeo trên đầu nữa. Bây giờ nó đi xa vào trong “cửa sổ tâm hồn” của con người là đôi mắt. Google, Samsung và Sony đã có những bước tiến công nghệ quan trọng trong việc cấy công nghệ này vào trong mắt người.
Các thiết bị đeo đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các bộ phận của cơ thể chúng ta: Cổ tay, bàn chân, tai, ngực. Bộ phận tiếp theo, đó là đôi mắt. Kính Google Glass, Samsung VR, hay HoloLens của Microsoft, hay những thiết bị đeo trên đầu đang góp phần đưa cặp mắt chúng ta có thể bước vào một thế giới của khoa học viễn tưởng. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ làm hài lòng, chúng ta cần những gì có thể nhìn thấy thế giới ấy bằng một cách tự nhiên hơn, không phải đeo đủ thứ trên đầu, trong nhà thì không sao nhưng trông hơi lập dị khi bước xuống phố.
Thực ra, chúng đã tồn tại rồi...

Google từng tuyên bố đã thử nghiệm một loại kính áp tròng có khả năng phát hiện, theo dõi sự biến động lượng đường glucose có trong nước mắt người mỗi lần một giây, giúp sức cho con người trong cuộc chiến với bệnh tiểu đường. Chiếc kính áp tròng này sử dụng một cảm biến siêu nhỏ (mỏng hơi cả sợi tóc người) và một thiết bị phát để cảnh báo khi nào thì lượng đường trong cơ thể người dùng vượt quá mức quy định. Google đã và đang hợp tác với hãng dược Novartis từ tháng 7 năm 2014 để thử nghiệm trên cơ thể người, và hy vọng sẽ có thể thương mại hóa được sản phẩm này trong năm nay.
Hay bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở con người, cần được theo dõi thường xuyên áp lực vào mắt. Các nhà nghiên cứu tại Sensimed, công ty đã được Google mua lại, đã phát triển ra một loại kính áp tròng Triggerfish Sensimed giúp các bác sĩ có thể đánh giá tình hình tiến triển của bệnh nhân mắc loại bệnh này theo thời gian thực, ngay cả khi bệnh nhân đi ngủ. Thiết bị này đã được FDA (bộ quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) cấp phép để bắt đầu sản xuất đại trà.
Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó

Mới đây nhất, Google đã công bố một bằng sáng chế mới về công nghệ cho phép cấy trực tiếp một thấu kính điện tử vào mắt. Thiết bị này sẽ bao gồm nhiều thành phần siêu nhỏ như bộ nhớ, cảm biến, bộ thu phát sóng radio, pin, lấy năng lượng từ các nguồn ánh sáng bên ngoài hoặc thông qua ăng ten sóng radio. Theo mô tả, chiếc mắt kính “siêu đẳng” này có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể, huyết áp của người đeo, cũng như phát hiện các thành phần gây hại tới mắt trong không khí, hoặc thậm chí có thể xử lý hình ảnh, cải thiện khả năng quan sát của người đeo và có thể gửi thông tin này đến não, hoặc các thiết bị khác. Theo mô tả của Google, nó còn có thể dùng để chữa chứng viễn thị, cận thị, loạn thị cho người đeo chúng
Không chỉ Google, các ông lớn khác cũng đã nhảy vào lĩnh vực cực kỳ mới mẻ này, Sony cũng đăng ký một bằng sáng chế về loại kính áp tròng có thể cho phép người đeo nó có thể chụp hình chỉ bằng một cái chớp mắt. Nó sẽ kết nối với một chiếc smartphone để biết khi nào cần chụp hình và có thể gửi hình đó cho các thiết bị khác bằng một kết nối không dây. Chiếc kính này còn có khả năng phóng to hình, lấy nét, điều chỉnh khẩu độ.

Tương tự Sony, ông lớn Samsung cũng có bằng sáng chế tương tự, với một chiếc kính áp tròng thông minh khác, thu thập ánh sáng trực tiếp trên vùng võng mạc của mắt, tích hợp camera, cảm biến được điều khiển bằng cái chớp mắt và một ăng ten để duy trì kết nối với một thiết bị khác bên ngoài mắt. Chiếc kính này có chụp hình, cung cấp thêm thông tin về những gì chúng ta nhình thấy, ghi âm, thậm chí có khả năng quay phim.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Kính áp tròng thông minh và những bằng sáng chế về những thứ có thể tiêm vào, biến thành một bộ phận của mắt, giúp cho con người thoát khỏi những phiền hà của mắt kính, chữa được những bệnh về khả năng nhìn của mắt. Tuy nhiên, những tính năng phụ trợ được các ông lớn bổ sung, đăng ký trong các bằng sáng chế của họ lại làm dấy lên mối lo về tính riêng tư và an ninh.

Khả năng quay phim, chụp hình bằng những camera siêu nhỏ cấy trong mắt, chỉ bằng một cái chớp mắt là một ví dụ. Hay như chiếc kính Google Glass, vốn bị phản ứng mạnh mẽ, hoặc bị cấm đeo tại nơi công cộng, cũng là một minh chứng về mối lo này.
Tất cả chỉ mới là bằng sáng chế, vẫn chưa có một sản phẩm thật nào để chúng ta có thể tận mắt chứng kiến. Nhưng chúng đã vẽ nên một tương lai mới, nên con người sinh học và công nghệ có thể trộn lẫn vào nhau một cách hài hòa nhất.
Bạn có mong tương lai công nghệ sẽ như thế này không?
Xem thêm:
- Công nghệ VR & phim kinh dị: Bước đột phá hay 1 cơn ác mộng?
- Cơn bão thực tế ảo đổ bộ vào phim người lớn
- Một số lưu ý trước khi "sống ảo" với kính Gear VR
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.