Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Flagship, mục tiêu mới của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc

Trương Quốc Bảo
29/02/16
Flagship Trung Quốc

Giờ đây flagship không còn là cuộc chơi riêng của các ông lớn, những người gạo cội trong làng di động. Các nhà sản xuất nhỏ hơn, đặc biệt là Trung Quốc cũng bắt đầu ồ ạt tấn công vào phân khúc này, hãy cùng xem họ đã làm được gì trên thị trường flagship.

Điểm mặt Flagship Trung Quốc

Đầu tiên phải kể đến Huawei, người trong năm vừa qua đã lật đổ cả “Táo Mỹ” lẫn “Táo Tàu” để dẫn đầu thị trường sân nhà. Chúng ta có thể nhắc tới Huawei P8, Mate 8 vừa ra mắt tại CES 2016 hay chiếc P9 đang được nhắc đến nhiều trong những tin đồn gần đây.

Còn với “Táo Tàu” Xiaomi thì càng quen thuộc với số đông người yêu công nghệ hơn với những sản phẩm như Mi Note Pro, Xiaomi Mi 4, hay Mi 5 vừa trình làng được mệnh danh là “kẻ huỷ diệt flagship”. Xiaomi đi từng bước rất vững chắc, tạo sự quen thuộc cho người dùng ở nhiều dòng sản phẩm khác nhau, và luôn là đối thủ đáng gờm với bất cứ ai muốn xâm phạm lãnh địa của họ.

Xem Review Xiaomi Mi 5: Kẻ hủy diệt flagship đã quay trở lại

Xiaomi Mi 5

OPPO phủ sóng cực kỳ mạnh mẽ ở Việt Nam hay vươn ra tận Châu Âu, nhưng ở đấu trường sân nhà hãng vẫn chưa thực sự có "máu mặt". Tuy nhiên với bề dày và thâm niên hoạt động, OPPO cũng tự tin tham chiến cùng với Find 7, R7 Plus hay "soái ca tin đồn" Find 9 đang làm mưa làm gió trong cộng đồng.

Lenovo sở hữu riêng cho mình chiếc Vibe X3 ở phân khúc 11 triệu, vì với vị trí thứ 3 tại quê nhà, Lenovo đương nhiên không thể nào đứng yên để các hãng hàng xóm thể hiện như "chốn không người". ZTE thì có dòng Axon, Gionee cũng không chịu thua với màn ra mắt hoành tráng Elife S8 ở MWC 2016.

Có thể thấy sau thời gian tập trung vào những sản phẩm yêu cầu vốn ít, giá bán rẻ để tăng nhận biết thương hiệu, làm quen với người tiêu dùng. Giờ đây những hãng smartphone Trung Quốc đã chứng minh được phần nào chất lượng của mình không hẳn như những định kiến khắc nghiệt dành cho "hàng Tàu". Có lẽ thời điểm này là phù hợp để họ bước ra những trận đánh lớn hơn, khốc liệt hơn, nhưng cũng vinh quang hơn rất nhiều. Vậy thì...

Cơ hội nào cho Flagship "Tàu"

Hiện tại Apple và Samsung vẫn đang vững chắc với ngôi vị dẫn đầu của mình. Để so sánh với Apple thì có vẻ hơi bất hợp lý vì nhà Táo là hãng "nói không với tầm trung", vì vậy gần như thời gian tới Samsung sẽ bị đe doạ bởi thế chân kiềng của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Năm 2015 vừa qua mang đến cho Samsung cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Vui vì hãng tiếp tục tái khẳng định vị trí số một thế giới, buồn vì thị phần vẫn chưa thôi trượt dốc. Samsung chưa thể cạnh tranh với Apple ở phân khúc cao cấp, trong khi bị các đối thủ đến từ Trung Quốc lấy mất thị phần ở phân khúc bình dân.

Báo cáo thị trường smartphone Q4/2015
Bạn có giật mình khi nhìn vào con số tăng trưởng của Huawei?

Đặc biệt, trong quý IV/2015, lợi nhuận của Samsung sụt giảm 40% so với kỳ vọng. Nguyên nhân là Trong khi Samsung vẫn bán ra smartphone giá thành cao, cấu hình vừa phải, thì nhiều nhà sản xuất đến từ Trung Quốc tung ra thị trường các mẫu smartphone giá rẻ, cấu hình tương đương. Điều đó khiến Samsung mất đi lượng khách hàng không nhỏ ở phân khúc giá rẻ và tầm trung ngay tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới.

Thị trường smartphone ngày càng trở nên chật hẹp khiến “cuộc chiến” giữa các nhà sản xuất càng trở nên khốc liệt. Chiến lược phủ sóng ở mọi phân khúc đang xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, đặt Samsung trước yêu cầu phải có những điều chỉnh hợp lý để giữ được vị trí hiện tại.  Đó có thể là nguyên nhân khiến Samsung có thể phải cắt giảm 30% nhân sự trước thời điểm bước vào năm tài khóa 2016. Đồng thời, Samsung được cho là sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh trong năm 2016, với việc tập trung phân khúc smartphone bình dân để giành lại thị phần từ các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhìn bề ngoài thì Samsung vẫn vững vàng, nhưng thực chất họ đang quay cuồng trong bất ổn. Có lẽ Samsung cũng không ngờ mình đang bị kéo theo lối chơi của các hãng Trung Quốc. Ban đầu đánh chiếm phân khúc giá rẻ tầm trung, khiến Samsung lơ là ở trận chiến flagship rồi họ lại ồ ạt tung ra flagship để thế chỗ. 

Quy luật trong thế giới công nghệ đó là khi những doanh nghiệp hùng mạnh mất dần sức ảnh hưởng của mình, những doanh nghiệp bé hơn sẽ nổi lên thay thế. Và nhà sản xuất Trung Quốc với những cái tên đầy triển vọng như Huawei, Xiaomi hứa hẹn sẽ lặp lại quy luật này. Hãy cùng chờ xem...

Huawei, Xiaomi
Cặp song sát thiện chiến Xiaomi và Huawei thực sự rất đáng sợ

Sau bài viết này, hẳn mọi người đã dần hình dung ra được tổng quan thế trận trên "bàn cờ" flagship hiện tại và cơ hội cho những nhà sản xuất Trung Quốc rồi phải không nào. Để hiểu rõ hơn về chiến lược của một số hãng smartphone Trung Quốc, mời các bạn đón đọc bài tiếp theo vào khung giờ này ngày mai nhé!

Xem thêm: 

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...