Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Hậu phương các hãng Trung Quốc đã có gì để lấn sân lên flagship?

Đóng góp bởi Trương Quốc Bảo
01/03/16
Flagship Trung Quốc

Chưa bao giờ các thương hiệu smartphone Trung Quốc lại thi nhau oanh tạc thị trường nước ngoài nhiều như hiện tại. Không chỉ đánh vào đối tượng khách hàng phổ thông, giờ đây flagship cũng là miếng mồi họ muốn các “ông lớn” phải sẻ chia.

Xem lại: Flagship, mục tiêu mới của các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc

Cách đây vài năm, khi nhắc đến smartphone Trung Quốc người ta thường nghĩ đến những thiết bị có kiểu dáng "ăn theo" iPhone, Samsung Galaxy... và rất ít người mua. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi, điện thoại Trung Quốc dần chinh phục khách hàng và đặt chân vào cả những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu. Các thương hiệu như Huawei, Lenovo hay Xiaomi luôn nằm trong top 10 nhà sản xuất điện thoại có doanh số bán cao nhất thế giới.

Vậy ngoài giá rẻ thì bằng chiến lược gì mà các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và dần tham chiến cả vào phân khúc flagship? Họ có rất nhiều điểm chung, chúng ta cùng xem.

Đầu tư vững chắc, xây dựng thương hiệu lâu dài

Xiaomi

Hầu hết những hãng di động Trung Quốc lớn mạnh như ngày hôm nay đều không có bước đầu khởi nghiệp với smartphone, đơn cử như Xiaomi chuyên sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, hay Huawei ở lĩnh vực hạ tầng viễn thông. Họ đều không phải doanh nghiệp "ăn xổi" mà có những bước vững chắc, từ các sản phẩm rẻ tiền, chi phí thấp để dễ dàng tăng độ phủ, độ nhận diện thương hiệu, sau đó mới tiến đến những phân khúc cao hơn.

Kiểm soát thị trường nội địa

Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của các hãng smartphone Trung Quốc ngày hôm nay chính là nhờ vào thị trường di động nội đia. Thị trường 1,4 tỷ dân nghiễm nhiên trở thành bàn đạp vững chãi nhất dành cho nhà sản xuất nội, vì Trung Quốc từ lâu đã trở thành thị trường smartphone lớn nhất thế giới, chiếm 30% tổng lượng thiết bị tiêu thụ toàn cầu. Nắm bắt được điều này, "cặp song sát" Xiaomi và Huawei trong năm 2015 đã lần lượt hạ bệ Apple cũng như Samsung để thay nhau thống trị ở "sân nhà". Sau thời gian dài chỉ tập trung chinh chiến ở thị trường nội, đây chính là thời cơ thuận lợi nhất để họ đưa các chiến mã flagship ra với thế giới.

Xem thêm: Lý do tại sao Apple thua tại thị trường Trung Quốc?

Đánh ra biển lớn

Rào cản mà những nhà sản xuất Trung Quốc gặp phải là thương hiệu chưa mạnh, một trong những yếu tố cần thiết tại Mỹ và Châu Âu, càng đặc biệt hơn khi sản phẩm họ muốn phân phối lại là flagship. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã những kế hoạch rất khôn ngoan để tiếp cận khách hàng thế giới. Lenovo đã mua lại Motorola Mobility của Google với giá 2,91 tỷ USD vào năm 2014, vậy là họ có chỗ đứng khá vững tại cả Mỹ và châu Âu. Về tay công ty Trung Quốc, Motorola tiếp tục phát triển thương hiệu này độc lập, mà vẫn giúp công ty mẹ nối dài thêm cánh tay ra thị trường toàn cầu.

Còn Xiaomi với biệt danh "Táo Tàu" lại chọn châu Phi làm thị trường nước ngoài tiềm năng, sau khi khá thành công tại Ấn Độ. Thương hiệu này phát triển bởi chiến lược khá đơn giản mà không tốn nhiều công quảng bá. Họ bán thiết bị qua kênh trực tuyến nhằm giảm chi phí marketing, đồng thời sử dụng mạng xã hội làm nơi truyền thông bằng kế hoạch "flash sale". Xiaomi thường bán máy với số lượng hạn chế theo đợt để người dùng có cảm giác rằng nếu không mua ngay thì sẽ hết cơ hội. Như gần đây, Xiaomi thông báo với công chúng rằng đã có đến 14,4 triệu đơn đặt hàng cho Xiaomi Mi 5 chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, đó chính là nghệ thuật "đòn tâm lý" mà công ty Trung Quốc thường áp dụng.

Xiaomi Mi 5

Xem thêm: Xiaomi Mi 5 đạt kỷ lục 14.4 triệu đơn đặt hàng sau 1 tuần ra mắt

Trong khi đó, Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã tách Honor thành thương hiệu độc lập. Sở dĩ vậy bởi tên gọi này dễ phát âm với người phương Tây, thu hút khách hàng trẻ, những người chuộng thời trang đang tìm kiếm những smartphone đẹp, thông số kỹ thuật cao mà giá phải chăng.

Xem thêm: Chất lượng thực sự của flagship Trung Quốc có "như lời đồn"?

"Đổ tiền" làm thương hiệu

Không chỉ Việt Nam, Thái Lan hay các quốc gia Châu Á khác mà ở tận trời Âu cũng không hiếm gặp các thương hiệu Trung Quốc thi nhau "đổ tiền" làm thương hiệu. OPPO làm mưa gió tại Đông Nam Á với chiến dịch vung tiền cho ca sĩ, game show, quảng cáo. Huawei hợp tác tài trợ ở cấp cao tại thị trường Campuchia, Myanmar. Thậm chí, OPPO và Huawei còn phủ sóng rất mạnh tại châu Âu qua việc hợp tác tài trợ cùng những đội bóng hàng đầu thế giới như Arsenal và Barcelona.

Huawei

Các sự kiện, các buổi ra mắt sản phẩm của hãng cũng không còn diễn ra trong im lặng như ở quá khứ, ngược lại còn rất hoành tráng và thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ. Đây là những chiến lược vô cùng hợp lý, bởi nếu chỉ sản xuất smartphone giá rẻ, tầm trung thì "mác" của bạn chả có gì quan trọng, người dùng có thể bỏ số tiền nhỏ ra để sắm mà không cần đắn đo. Và khi người dùng bắt đầu hiểu về các sản phẩm của bạn có giá rẻ, cấu hình chả thua kém gì so với thương hiệu lớn, khách hàng đương nhiên sẽ có niềm tin và cái nhìn tích cực hơn.

Việc tạo dựng "hậu phương" đã vững chắc như vậy đã giúp các hãng smartphone Trung Quốc tự tin hơn khi tiến sâu hơn vào phân khúc flagship. Tuy nhiên, khi đã dấn thân vào cuộc chiến flagship, bạn phải làm mọi cách để người dùng thấy được sự lớn mạnh, sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Để đánh giá về thành công của các flagship đến từ các hãng Trung Quốc vào lúc này là quá sớm và vội vàng để đưa ra nhận định chi tiết. Điểm đáng ghi nhận: Đây sẽ là mấu chốt thúc đẩy các hãng lớn khác như Sony hay HTC cần tập trung hơn nữa vào những "đứa con cưng" của họ, bằng không sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Cứ nhìn vào bảng tổng kết và dự đoán của TrendForce (2014 - 2016) ngay dưới đây bạn sẽ thấy điều này!

Bạn nghĩ flagship của các hãng smartphone Trung Quốc có đạt được thành công khi bước ra thị trường quốc tế? Để hiểu rõ hơn về chất lượng của những chiếc flagship này so với các sản phẩm khác trên thị trường, mời các bạn tiếp tục đón đọc bài tiếp theo vào khung giờ này ngày mai nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...