Bạn còn gọi điện thoại cách truyền thống hay dùng Facebook, Zalo,... ?
Theo cây viết David McCourt của trang AndroidPIT, tiếng chuông điện thoại vang lên có nghĩa là: Một công ty nào đó đang muốn làm phiền bạn để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một nghiên cứu còn đưa ra ước tính: Trong tương lai, gần 50% số cuộc gọi có thể sẽ chỉ là spam.
Vậy, cuộc gọi điện thoại đã và đang “chết” như thế nào? Sau đây là những chia sẻ và quan điểm của David được mình lược dịch lại, mời các bạn cùng theo dõi.
Nhiều người mà tôi quen cảm thấy ‘hoảng sợ’ khi điện thoại của họ đổ chuông. Việc phải trả lời cuộc gọi đến từ những số điện thoại lạ, không rõ danh tính giống như một cực hình đối với họ.
Thị phần của cuộc gọi spam đang tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Dựa trên dữ liệu từ First Orien Corporation, nhà cung cấp bộ lọc cuộc gọi spam, ở Mỹ, 3.7% các cuộc gọi trong năm 2017 là spam.
Chỉ một năm sau, tỷ lệ cuộc gọi spam tăng lên thành 29.2%. Công ty ước tính năm 2019 con số này sẽ là 44.56%, một bước nhảy vọt khổng lồ. Vậy làm thế nào điều đó lại xảy ra?.
Sự đa dạng hóa các phương tiện truyền thông
Tôi nghi ngờ số lượng cuộc gọi spam chúng ta nhận được trong năm 2018 không khác nhiều so với năm 2017, nhưng số lượng cuộc gọi ‘không phải spam’ lại giảm mạnh, khiến tỷ lệ % của cuộc gọi spam tăng lên.
Hãy nhớ lại, cuộc gọi điện thoại từng là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để bạn kết nối với ai đó. Nhưng lâu nay, điều đó không còn đúng. Tôi bắt đầu gửi SMS bằng máy nhắn tin vào cuối những năm 90 và nhớ tất cả những số điện thoại cố định của bạn bè.
Sau đó, tôi có chiếc điện thoại di động Nokia 3210 ở tuổi 13 và điện thoại cố định lui vào dĩ vàng. Bây giờ thì tôi chỉ nhớ được số điện thoại của chính mình.
Khi viết những dòng này, tôi đang cố gắng nhớ lần cuối cùng tôi thực hiện hoặc nhận được cuộc gọi. Giống như hầu hết mọi người, tôi sử dụng nhiều ứng dụng và dịch vụ để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Đối với tôi, tỷ lệ cuộc gọi spam tôi nhận được là gần bằng 100%, và tôi nghĩ tôi không phải người duy nhất.
Ngày nay, chúng ta có quá nhiều cách để giao tiếp. Sự đa dạng hóa phương thức đã làm quá trình giao tiếp được tối ưu hóa. Cuộc gọi đã bị thay thế bởi các lựa chọn mang tính chuyên biệt hơn.
Điện thoại cố định truyền thống không còn được sử dụng ở nhiều gia đình, thay vào đó là các cuộc gọi video, cũng giống như cách emoji (biểu tượng cảm xúc) thay thế từ ngữ trong những đoạn tin nhắn.
Skype, FaceTime và các ứng dụng OTT khác (ở Việt Nam dùng chủ yếu là Facebook và Zalo) tạo nên những cuộc hội thoại "mang tính con người" hơn cuộc gọi thông thường vì người trò chuyện có thể thấy mặt của nhau. Ngoài ra, cuộc gọi video qua những công cụ trên còn miễn phí.
Về phía trải nghiệm cá nhân, mình thấy có một khía cạnh mà David đã nêu rất đúng. Có khi cả ngày, mẹ của mình nhận được cả chục cuộc gọi chỉ để hỏi về việc mua nhà / cho thuê nhà / đầu tư căn hộ, không có bất cứ cuộc gọi nào đến từ người thân / bạn bè.
Tại Việt Nam thì chưa có số thống kê cụ thể, tuy nhiên, số người than phiền về các cuộc gọi từ những dịch vụ bảo hiểm, cho vay tín chấp, quảng cáo dịch vụ,... khá nhiều và ngày càng tăng. Cảm nhận của mình về những cuộc gọi này gần giống như những gì tác giả đã mô tả.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về xu hướng cuộc gọi truyền thống dần ít đi, thay bằng nhiều hình thức giao tiếp khác (cụ thể ở đây là Facebook và Zalo)? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận phía dưới nhé.
Xem thêm:
- Apple có nên thay đổi thói quen cập nhật ứng dụng hàng năm của mình?
- Android gốc không "tuyệt vời ông mặt trời" như bạn nghĩ
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.