Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Toàn hệ thống GPS sẽ thay đổi vì... 1 lục địa bị trôi dạt! Bạn có tin?

Trấn Minh
06/10/16
Toàn hệ thống GPS sẽ thay đổi vì... 1 lục địa bị trôi dạt! Bạn có tin?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu được Mỹ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý từ 1978 cho mục đích quân sự. Song ở thời điểm hiện tại, nó là sẵn có và miễn phí cho bất kỳ ai đã và đang dùng smartphone hay tablet,... Thế nhưng bạn có biết: Năm sau, biến cố sẽ xảy đến với cả hệ thống này?

Wiki cho bạn: Hệ thống định vị toàn cầu GPS là gì?

Dù lục địa chỉ mới trôi... 1 mét 8

Châu Úc - nơi có loài kangaroo dễ thương và đất nước Australia xinh đẹp từng gắn liền với châu Nam Cực trong suốt một quãng thời gian dài. Mãi đến tận 45 triệu năm trước, hai lục địa này mới hoàn toàn tách ra khỏi nhau. Sau đó, nó tiếp tục "làm thân" với mảng Ấn Độ nhưng cuối cùng chúng cũng "không thuộc về nhau" vào khoảng 3 triệu năm trước.

Trải qua hàng ngàn năm, theo thuyết trôi dạt lục địa (nay được thay thế bằng thuyết kiến tạo mảng), châu lục này lại tiếp tục dịch chuyển.

Theo ghi nhận thì kể từ năm 1994 đến nay, Úc châu đã đi được 1.5 m. Và nếu bước sang năm sau, cụ thể là vào ngày 1/1/2017, châu lục này sẽ tạm dừng giữa chặng với khoảng dịch 1.8 m.

1/1/2017, châu Úc này sẽ dịch chuyển được 1.8 m.

Nếu tính trung bình thì mỗi năm, lục địa này sẽ trôi khoảng 7 cm về phía Bắc. Vâng, vừa xem qua thì chúng ta có thể nghĩ: Ôi giời, chỉ có xíu thôi làm gì phải bận tâm!

Tuy nhiên trên thực tế, đây là con số đáng báo động về cả khả năng xảy ra động đất, sóng thần,... Đặc biệt hơn là nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến bản đồ khu vực, toạ độ cũng như toàn bộ hệ thống định vị GPS của toàn cầu!

Cả thế giới buộc phải thay đổi!

"Nếu bạn muốn dùng xe hơi tự hành, những thông tin bản đồ chính xác là vô cùng quan trọng!

Ở Úc, chúng tôi có các máy kéo tự động đi xung quanh nông trại mà không cần người lái. Và nếu thông tin về nông trại không trùng với hệ toạ độ trên hệ thống định vị thì nhiều vấn đề sẽ xảy ra!".

Vâng, có lẽ bạn đã cảm tượng được phần nào viễn cảnh tồi tệ khi xem qua đôi dòng phát biểu mà mình dẫn lại từ những gì ông Dan Jaksa (thành viên hội Địa khoa học Úc) đã nói với BBC News.

Nếu bạn muốn dùng xe hơi tự hành, những thông tin bản đồ chính xác là vô cùng quan trọng!

Trên thực tế thì trước đây, cho dù chỉ là một xíu sai sót liên quan đến phần mềm chỉ đường cũng đã đủ khiến hai người đàn ông suýt mất mạng vì chạy nhầm vào đường băng dành cho máy bay. Hay hồi tháng 5 vừa qua, một cô gái trẻ người Canada đã bất ngờ lao xuống hồ nước vì phó mặt cho hệ thống dẫn đường GPS trên điện thoại,...

Nhắc lại chuyện cảnh giác: Mải mê lái xe theo chỉ dẫn GPS, cô gái trẻ lao thẳng xuống...

Nhưng nay, do sự dịch chuyển của lục địa Úc - một mắc xích quan trọng trong hệ thống định vị được sử dụng dân dụng từ năm 1994 sẽ khiến không chỉ khu vực bản địa bị ảnh hưởng mà hầu như là toàn thế giới.

Sở dĩ chuyện này xảy ra là bởi hệ thống GPS mà chúng ta đang dùng ngày nay được hình thành từ một dây chuyền bao gồm các kinh độ - vĩ độ trên toàn thế giới. Nếu một nơi nào đó xảy ra sự sai khác địa lý, cả hệ thống sẽ mất đi tính nhất quán và không còn đồng bộ.

Và khi như vậy, ở Úc: Những cổ máy tự hành sẽ rong ruổi lung tung, cán lên những gia súc tội nghiệp,... Còn những nơi khác: Máy bay sẽ bay sai toạ độ, các nhà khí tượng học sẽ tính nhầm vị trí tâm bão và người dùng thì sẽ bị chỉ đường đến sai nơi mong muốn,...

Nếu GPS sai, nhiều thứ sẽ bị sai theo!

Nắm được những bất cập nêu trên nên hiện tại, các nhà khoa học đã lên kế hoạch cải tạo lại toạ độ của hệ thống bản đồ & GPS trên phạm vị toàn cầu bằng cách dịch chuyển hệ toạ độ tương đương lên phía Bắc. Mặc dù đó có thể được xem là tin mừng nhưng thực ra, việc di dời trên sách vở này chỉ đúng với thực tế khi năm 2020 đã điểm.

Tức là, mãi đến 4 năm sau, các hệ thống bản đồ của loài người mới hoàn toàn khớp với thực tế giống như 1994 đã từng.

rong nhiều năm tới, châu Úc lại tiếp tục dịch chuyển và cả thế giới lại một lần nữa phải chạy theo nó.

Xin thông tin thêm: Trong nhiều năm tới, châu Úc lại tiếp tục dịch chuyển và cả thế giới lại một lần nữa phải chạy theo nó. Và cái mốc sẽ ở tầm 50 triệu năm nữa, khi mà nó va vào phần bờ biển phía đông nam Trung Quốc để tạo thành một dãy núi mới.

Đó chính là một mảnh ghép sớm và quan trọng nhất, góp phần tạo thành siêu lục địa Pangaea Ultima. Một lục địa thực thụ tiếp theo dành cho những người được sinh ra trong 250 triệu năm nữa. Hy vọng lúc ấy, công nghệ tính toạ độ của chúng ta sẽ đạt những thành tựu mới, chẳng hạn như tự động di dời theo tự nhiên chứ không phải vài năm lại phải đổi như bây giờ!

Không biết, bạn nghĩ sao về vấn đề mình vừa trình bày? Và có ý kiến nào muốn bày tỏ? Đừng ngại để lại comment bên dưới nhé!

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...