Apple có nên thay đổi thói quen cập nhật ứng dụng hàng năm của mình?
Hai hệ điều hành di động lớn nhất hiện nay Android và iOS, có rất nhiều điểm tách biệt, tuy nhiên một điều mà ít ai để ý là sự khác biệt trong cách cập nhật và tiếp cận của Google và Apple đối với các ứng dụng hệ thống.
Trong khi Apple có xu hướng cập nhật iOS mỗi năm, công ty này thường “nhồi nhét” mọi thứ lại với nhau với các bản cập nhật ứng dụng. Ngược lại, Google lại cập nhật các ứng dụng chính riêng lẻ hàng năm.
Khi xem xét các tính năng tốt nhất trong iOS 12, chúng ta sẽ tìm thấy trò chuyện nhóm được thêm vào FaceTime, Animojis và các hiệu ứng khác được thêm vào iMessage, ứng dụng Maps được thiết kế lại và các ứng dụng như Photo, Voice Memos, Apple Books,... cũng được cập nhật. Apple cũng có các nâng cấp hệ thống nhưng không đáng kể.
Ngược lại, Google gần như hoàn toàn tập trung vào nâng cấp các tính năng hệ thống trong mỗi bản cập nhật. Công ty đã tách ứng dụng của mình ra khỏi việc cập nhật hệ điều hành Android và cập nhật chúng độc lập, thường xuyên tích hợp các tính năng mới vào Google Maps, Chrome, Gmail, Google Photos,...
Điều này một phần là do sự phân mảnh của Android, Google cố gắng tìm cách vượt qua các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà sản xuất bằng các bản cập nhật phần mềm cho hệ điều hành chính, nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện.
Lí do nào đằng sau sự khác biệt này, hãy cùng tìm hiểu dựa trên nguồn tin được Digital Trends chia sẻ nhé.
Tại sao Apple có cách cập nhật như vậy?
Apple đã tổ chức hội nghị nhà phát triển WWDC hàng năm kể từ năm 1987. Tại sự kiện này, công ty thường công bố các thiết bị phần cứng sắp ra mắt cũng như giới thiệu những bản cập nhật phần mềm mới.
Trong khi đó, cách tiếp cận của Google thì khá yên lặng và khiêm tốn, công ty này thường phát hành bản cập nhật ứng dụng với một bài đăng blog đơn giản.
Vì Apple sản xuất cả phần cứng và phần mềm nên tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ứng dụng và hệ điều hành, cho phép tốc độ và hiệu quả lớn hơn, vì vậy chúng hoạt động trơn tru hơn với nhau. Google cũng đã thực hiện theo hướng này với các dòng điện thoại Pixel.
Cũng có ý kiến cho rằng Apple làm theo cách này bởi vì họ muốn buộc người dùng sử dụng các ứng dụng của riêng mình. Mặc dù bạn có thể xóa nhiều ứng dụng Apple được tích hợp, tuy nhiên bất kỳ sự thay thế nào cũng sẽ không nhận sự được sự thương thích với Siri và các cài đặt hệ thống khác.
Một lý do khác mà Apple gộp mọi thứ vào bản cập nhật hàng năm là vì các nhà phát triển phần mềm có truyền thống “đóng gói” tất cả các tính năng trong một bản cập nhật lớn. Apple hiện vẫn chưa trả lời cho cách cập nhật của mình.
Cách tiếp cận của Apple có lỗi thời?
Người dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc liệu hệ điều hành có xem xét các phản hồi và tăng tốc độ cải tiến với các thay đổi nhỏ, thường xuyên hay không. Việc khớp nối chặt chẽ trong phần mềm là không hợp thời ở hiện tại vì người dùng dường như đang theo đuổi một cách tiếp cận linh hoạt hơn, có thể mở rộng và bảo mật.
Đối với điện thoại thông minh, sẽ tốt hơn nếu các tính năng mới, các sửa lỗi và cải tiến có thể được triển khai nhanh chóng và độc lập vào ứng dụng, thay vì yêu cầu cập nhật nền tảng. Bạn có thể xóa và cài đặt lại các ứng dụng thừa như Stock, vậy tại sao chúng không được cập nhật riêng biệt với iOS?
iOS thường xuyên gặp phải các lỗi nghiêm trọng và liên tục trì hoãn trong những năm gần đây. Đơn cử là tính năng FaceTime, tính năng này hiện đang bị trì hoãn trong một phiên bản khác của iOS 12 (có lẽ là iOS 12.1), nhưng nếu Apple phát hành ứng dụng cập nhật thường xuyên, FaceTime có thể sẽ nhanh chóng được cập nhật.
Có thể thấy truyền thống và văn hóa độc đáo đã giúp Apple tồn tại và phát triển suốt nhiều năm qua. Sự cân bằng giữa tốc độ, tính năng và chất lượng là một ưu điểm của Apple, tuy nhiên có liệu công ty này có đang bảo thủ cho những gì thuộc về quá khứ và có thể sẽ bị lỗi thời?
Giải pháp của Google liệu có tốt hơn?
Đã có nhiều tranh luận về những nguy hiểm của việc phân mảnh Android. Google đã cố gắng tìm cách tách các bản vá bảo mật và làm cho chúng dễ áp dụng hơn. Khi Google Maps nhận được một tính năng mới, hầu như mọi thiết bị Android đều có thể nhận được bản cập nhật đó ngay lập tức.
Ngược lại, nếu Apple đưa tính năng mới vào ứng dụng cốt lõi thì chỉ những thiết bị có phiên bản iOS mới nhất mới có thể sử dụng. Tuy nhiên Apple không bỏ qua các thiết bị cũ, vấn đề chỉ là thời gian.
Không nền tảng nào là hoàn hảo, nhưng cách tiếp cận của Google dường như phù hợp hơn với tư duy phát triển phần mềm hiện đại. Công ty thường tích hợp các tính năng và ứng dụng mới ngay khi đã sẵn sàng, thay vì vào một ngày được ấn định vào mỗi năm.
Điều đó sẽ giúp công ty không bị áp lực về thời điểm ra mắt, do đó có thể tránh được các lỗi không đáng có.
Bạn nghĩ gì về các cập nhật ứng dụng của Google và Apple, theo bạn Apple có nên thay đổi không, hãy chia sẻ với mình trong phần bình luận dưới bài viết này nhé.
Xem thêm:
- Vì sao người dùng chuyển từ Android sang iOS và ngược lại?
- Android gốc không "tuyệt vời ông mặt trời" như bạn nghĩ
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.