Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Tương lai Xiaomi sẽ không còn phụ thuộc vào smartphone?

Thảo
15/12/15
Xiaomi

Dù mới thành lập trong một vài năm trở lại đây nhưng cái tên Xiaomi có lẽ đã không còn xa lạ với giới công nghệ nói chung và lĩnh vực điện thoại thông minh nói riêng.

Khởi đầu non trẻ

Nhắc đến Xiaomi người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm giá rẻ với chất lượng cao cấp. Được thành lập vào ngày 6 tháng 4 năm 2010 bởi cựu CEO của Kingsoft là Lei Jun với chỉ 300 nhân sự, mục đích ban đầu của Xiaomi là xây dựng một bản ROM dành cho smartphone Android có tên gọi MIUI với giao diện thân thiện, hỗ trợ kho ứng dụng riêng, đầy đủ tiện ích và đẹp mắt. Bản ROM này sau đó đã được khá nhiều sự quan tâm.

Thế nhưng chưa hài lòng với sự thành công của MIUI, Xiaomi quyết định lấn sân sang lĩnh vực phần cứng với việc tung ra chiếc smartphone đầu tiên của mình mang tên Mi1 vào năm 2011. Xiaomi Mi1 được trang bị cấu hình khá ấn tượng lúc bấy giờ như có chip Snapdragon S3, RAM 1GB, màn hình 4 inch độ phân giải 854 x 480 pixel, camera chính có độ phân giải 8MP, camera phụ 2MP, pin dung lượng 1930 mAh. Sản phẩm này đã giúp Xiaomi có "danh có phận" trên thị trường Trung Quốc và thúc đẩy họ mở rộng sang các thị trường có sức tiêu thụ lớn hơn như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, Malaysia,…

CEO Lei Jun (phía bên trái) và Hugo Barra (phía bên phải)
CEO Lei Jun (phía bên trái) và Hugo Barra (phía bên phải)

Cột mốc đáng chú ý tiếp theo của Xiaomi là vào tháng 8 năm 2013, phó giám đốc bộ phận Android của Google - Hugo Barra đã quyết định “đầu quân” cho hãng. Vị này chịu trách nhiệm về sự phát triển quốc tế và chiến lược của hãng. Nhờ kinh nghiệm cùng với những mối quan hệ rộng rãi, Barra đã thành công trong việc đưa Xiaomi trở thành một trong những hãng smartphone tên tuổi xứng tầm cùng hai hãng công nghệ lớn là Samsung và Apple.

Xem thêm: Cả 'tay to' Qualcomm cũng đầu quân Xiaomi: 'lợn bay' đang thực sự hoá rồng

Biểu đồ thể hiện thị phần smartphone bán ra trên toàn cầu
Biểu đồ thể hiện thị phần smartphone bán ra trên toàn cầu

Cụ thể, năm 2014 tức là chỉ sau 4 năm "đến Trái Đất", Xiaomi đã xuất xưởng 61 triệu smartphone và tính đến quý 2 năm 2015 số lượng smartphone công ty bán ra đã đứng thứ tư thế giới chỉ sau Samsung, Apple và Huawei, điều này đã giúp CEO Lei Jun trở thành 1 trong 23 người giàu nhất Trung Quốc theo tạp chí Forbes. Đến đây, chắc nhiều người sẽ thắc mắc rằng đâu là lý do thực sự giúp Xiaomi trở nên thành công nhanh chóng?

Chiến lược khôn ngoan...

Giá cả phải chăng với chất lượng phần cứng không hề “rẻ tiền” có lẽ là yếu tố chủ chốt quyết định đến sự thành công của hãng. Các sản phẩm chiến lược của Xiaomi khi tung ra đều có mức giá khá rẻ nhưng sở hữu cấu hình không hề kém cạnh so với các flagship tên tuổi có mặt trên thị trường. Chẳng hạn như chiếc Redmi Note có cấu hình khá ấn tượng như bộ xử lý 8 nhân, RAM 1GB, màn hình 5.5 inch độ phân giải HD, camera chính 13 MP, camera phụ 2 MP có mức giá chỉ khoảng 3 triệu đồng. Chiếc Mi4 có bộ xử lý Snapdragon 801, RAM 3GB, màn hình 5 inch độ phân giải full HD có mức giá khoảng 6 triệu đồng. Gần như rẻ hơn một nửa so với các sản phẩm có cấu hình tương đương.

Redmi Note 2

Chắc có lẽ bạn sẽ tiếp tục thắc mắc tại sao các sản phẩm Xiaomi lại có giá rẻ như vậy mà hãng vẫn đạt lợi nhuận cao? Hãng đã sử dụng triết lý kinh doanh không đạt lợi nhuận lên hàng đầu, cho phép bán sản phẩm với mức giá gần giá thành xuất xưởng nhất có thể, khi đó lợi nhuận sẽ tăng theo thời gian khi chi phí sản xuất giảm xuống, nhờ đó các sản phẩm của Xiaomi ngày càng được nhiều người dung biết đến với các sản phẩm cao cấp giá rẻ.

Một trong những lý do khác khiến các sản phẩm Xiaomi luôn được chú ý là họ luôn kiểm soát được nguồn cầu lớn hơn cung nhờ chiến lược flash sale hay bán hàng chớp nhoáng trên mạng, vì thế các sản phẩm bán ra thường cháy hàng chỉ sau ít phút, điều này làm cho độ “hot” của sản phẩm càng được tăng lên.

Ngoài ra, hãng điện thoại Trung Quốc này còn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của mình trên các mạng xã hội theo hình thức chia sẻ nhưng chúng ta hầu như sẽ không thấy các đoạn quảng cáo của hãng này trên TV hay tạp chí vì các kênh này có chi phí khá cao. Thay vào đó họ sử dụng số chi phí này vào việc hạ giá thành sản phẩm, một trong những lý do các sản phẩm Xiaomi có giá thành thấp.

Tuy nhiên, với tham vọng to lớn của mình thì Xiaomi dưới tay Lei Jun và Hugo Barra sẽ không chỉ dừng lại ở smartphone mà dường như những con người này đang muốn đưa Xiaomi vươn lên trở thành bá chủ làng công nghệ, không chỉ trong lĩnh vực smartphone.

Tương lai rộng mở

Mình đã từng nghe trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bin Lin đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Xiaomi chia sẻ về những sản phẩm mà tương lai “Apple Trung Quốc” có thể tạo ra. Đầu tiên, Xiaomi muốn biến smartphone trở thành chiếc chìa khóa vạn năng. Điều này hoàn toàn khả thi và có cơ sở vì khi smartphone tích hợp với các cảm biến, nó có thể điều khiển từ xa tất cả mọi thứ như từ xe hơi, đèn đường cho đến tivi, tủ lạnh,…

Nhưng đó là khi smartphone vẫn còn trong thời kỳ đỉnh cao, còn tương lai của Xiaomi sẽ không chỉ phụ thuộc vào smartphone. Bằng chứng là gần đây, Xiaomi đã có những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho con người, chẳng hạn như máy lọc không khí Xiaomi Mi Air Purifier giúp khử mùi và lọc sạch không khí trong nhà chỉ cần chiếc smartphone để điều khiển và chỉ bằng một nút bấm, bạn có thể kiểm tra ngay chất lượng không khí trong phòng một cách dễ dàng, các chế độ thiết lập tắt mở từ xa, chế độ tiết kiệm điện khi ngủ.

Máy lọc không khí Xiaomi Mi Air Purifier
Máy lọc không khí Xiaomi Mi Air Purifier

Xiaomi còn tấn công thị trường TV, có thể kể đến là chiếc Mi TV 3 có thiết kế cao cấp nhưng mức giá tầm trung được họ tung ra hồi tháng 10/2015, chiếc TV này có kích thước 60 inch độ phân giải 4K, dùng tấm nền LG, khung nhôm với viền mỏng chỉ 11.6mm với mức giá 17 triệu, chỉ bằng một nửa so với sản phẩm trên thị trường, rẻ hơn nhiều so với TV của Samsung hay LG.  Hãng còn sản xuất các sản phẩm khác như pin dự phòng, các thiết bị mạng và âm thanh, điển hình như các sản phẩm tai nghe Piston 2.0 và Piston 3.0 với mức giá phải chăng nhưng cho chất lượng âm thanh khá tốt, vòng đeo tay Xiaomi Mi Band hay Xiaomi Smarthome Kit cũng được giới công nghệ đánh giá cao. Gần đây nhiều thông tin cho biết hãng sẽ cho ra mắt chiếc smartwatch đầu tiên của mình vào cuối năm nay và cũng có dự định tham gia vào lĩnh vực sản xuất laptop và muốn có cả... xe đạp thông minh.

Vòng đeo tay Xiaomi Mi Band
Vòng đeo tay Xiaomi Mi Band

Với những lợi thế về smartphone, Xiaomi còng đang nghĩ tới việc đá chéo sân sang lĩnh vực thương mại điện tử. Việc xác định được thời gian thực vị trí của smartphone đang là mục tiêu mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử hướng tới.

Xe đạp Xiaomi
Xe đạp Xiaomi

Cụ thể, những thông tin thu thập từ smartphone sẽ giúp doanh nghiệp cái nhìn cụ thể hơn về thời gian, hành vi của người dùng, thông tin vị trí còn cung cấp cái nhìn sâu sắc, phong phú về thị hiếu, sở thích, hoặc ham muốn của chủ nhân chiếc smartphone đó.  Nó cũng có thể được sử dụng trong dự đoán hành vi mua hàng trong tương lai. Và với các kinh nghiệm về smartphone, Xiaomi đang rất có lợi thế khi so sánh với Alibaba, đại gia thương mại điện tự của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Với Xiaomi tương lai không chỉ là thiết bị công nghệ mà còn hơn thế nữa
Với Xiaomi tương lai không chỉ là thiết bị công nghệ mà còn hơn thế nữa

Ngoài ra, đại diện Xiaomi còn vài lần đề cập đến các lĩnh vực khác mà hãng này muốn tham gia như trò chơi điện tử, phim ảnh và thậm chí là cả tài chính. "Apple Trung Quốc" đang cho thấy tham vọng trở thành một công ty đa ngành nghề với nhiều sản phẩm cao cấp giá rẻ, điều này làm cho những công ty vốn đã nổi tiếng trên thị trường công nghệ như Apple hay Samsung thực sự phải e ngại. Với đà phát triển như hiện nay, Xiaomi không sớm thì muộn sẽ là “cơn ác mộng” của các hãng công nghệ nổi tiếng vì họ không chỉ có thể trở thành “ông vua” trên thị trường di động mà còn ở bất cứ thị trường thiết bị công nghệ nào khác. Và đến thời điểm đó thì Xiaomi thật sự sẽ luôn được gọi với tên Xiaomi chứ không phải mượn danh xưng “Apple gì gì" nữa cả.

*Bài viết thể hiện quan điểm và ý kiến của tác giả Đỗ Hiếu Thảo

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...