Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Kinh nghiệm mua smartphone, iPhone, đồ công nghệ cũ ở mấy tiệm cầm đồ

Dương Lê
05/08/16
Tổng hợp kinh nghiệm khi đi mua đồ công nghệ ở mấy tiệm cầm đồ

Dĩ nhiên, khi mua đồ công nghệ tại mấy tiệm cầm thì luôn có giá tốt và rẻ hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường. Vì đa phần những loại máy này đều đã qua sử dụng, còn độ cũ của sản phẩm tùy thuộc vào thời gian và sự kỹ tính của người chủ trước đó.

Thường thì vào những mùa giải bóng đá lớn như World Cup, UEFA Euro 2016,... ở mấy tiệm cầm đồ luôn có mật độ người ra, vào tấp nập. Nhưng hàng ngày vẫn có một lượng lớn người cần tiền đem đồ công nghệ đi cầm cố.

Cần tiền gấp, nhiều người chọn giải pháp đem cầm thay cho đem bán để có tiền nhanh hơn. Từ đó, một lượng lớn đồ công nghệ - đa phần là smartphone cao cấp (iPhone, Samsung,...), được các tiệm cầm đồ rao bán lại.

Một số tiệm cầm đồ thì liên kết với giới lái buôn, họ thu mua lại với giá lý tưởng nhất có thể là bán lại cho người khác để kiếm lời; hoặc vài nơi rao bán trực tiếp cho người mua sử dụng.

Smartphone, iPhone ở tiệm cầm đồ

Thực tế mà nói, nguồn hàng ở các tiệm cầm đồ khá đa dạng và không phải chủ tiệm cầm đồ nào cũng là dân sành công nghệ. Chất lượng vì thế cũng hên xui, nhiều khi họ bị người bán (hoặc mang tiếng là cầm đồ nhưng không "hẹn ngày gặp lại") qua mặt mà không hay biết.

Chẳng hạn như anh A vô cầm chiếc di động đắt tiền và nói là mới mua không lâu, do kẹt tiền quá nên cầm đỡ vài hôm, máy còn mới nên mong là Cửa hàng thu lại giá cao giùm.

Nếu nhìn sơ qua thấy máy đẹp và còn mới thì đa phần chủ tiệm sẽ tiếp nhận món đồ đó ngay, nhưng đâu biết bên trong thiết bị đó có "bệnh" hay không. Nhiều khi chủ cửa hàng không may cầm trúng phải đồ dựng hay bị lỗi gì đó (chỉ phát hiện được khi vọc nhiều ngày) thì sao?

Chắc chắn họ sẽ cố gắng hết sức để bán cho bằng được thiết bị đó để thu hồi vốn. Hễ ai vô tìm mua đồ công nghệ thì chủ hàng sẽ tiếp thị y như trong mấy clip quảng cáo, chứ không bao giờ tiết lộ cho người mua biết là máy đang bị trục trặc vấn đề nào đó.

Vài kinh nghiệm khi mua ở tiệm cầm đồ

Nếu bạn không phải là dân chuyên về lĩnh vực công nghệ, di động, thì nên dẫn theo bạn bè, người thân chuyên môn để họ xem máy giùm, như thế sẽ chắc ăn hơn.

Hoặc tham khảo một số kiến thức trong bài viết Cẩm nang mua sắm smartphone cũ cho người không chuyên để tránh mua phải hàng kém chất lượng, xài không được bao lâu mà phí hết cả tiền dành dụm.

Nhưng không chỉ vậy, các kinh nghiệm kiểm tra này dùng để đối chiếu với lời nói của chủ tiệm cầm đồ xem có khớp hay không. Nếu lời nói về sản phẩm và tình trạng thực tế không đúng thì không nên mua.

Kinh nghiệm mua iphone tại tiệm cầm đồ

Điều thứ hai là hỏi thăm chuyện bảo hành (thực tế thường gọi là bao test máy). Đa phần các tiệm cầm đồ không bảo hành nhưng vẫn chấp nhận bao test trong ngày hoặc có nơi bán uy tín thì chấp nhận tới 3 ngày. Bạn cứ mạnh dạn đề nghị!

Thứ ba, mua ở tiệm cầm đồ có trả giá được không? Hoàn toàn được! Nhiều người thường nghĩ tiệm cầm đồ niêm yết giá đó là chắc chắn không thay đổi được, nhưng không phải vậy đâu.

Tiệm cầm đồ họ kinh doanh dạng cho vay tiền, sản phẩm chỉ là dùng thế chấp, giá trị khi họ định giá cho vay chỉ khoảng 50 - 70% giá trị thực. Khi bán ra chỉ cần hoàn vốn mức sản phẩm là họ đã bán rồi, chứ không phải theo giá thị trường.

Cuối cùng, thủ tục mua bán ở tiệm cầm đồ thì cực kỳ đơn giản, cứ vừa lòng vừa giá là trao hàng, rất ít khi có giấy tờ mua bán gì khác. Sau khi đã xem máy xong và cảm thấy tốt, bạn nên làm giấy tờ mua bán, chứ đừng bỏ qua khâu này.

Bởi có "giấy trắng mực đen" trong tay sẽ yên tâm hơn, cũng như được pháp luật bảo hộ nếu có vấn đề phát sinh về sau. Về cơ bản, thỏa thuận miệng vẫn có hiệu lực trước pháp luật, nhưng liệu bạn có tranh cãi lại chủ cửa hàng và trong trường hợp bạn thiếu nhân chứng lúc mua hàng thì cũng xem như thua.

Với lại, giá trị món hàng không cao nhưng nếu có gặp phải chuyện gì (ví dụ như hàng ăn cắp, ăn trộm,...), lại mang nhau ra pháp luật, như thế rất mất thời gian và tiền bạc.

Mua đồ gì, ở đâu thì cũng cần biết tự bảo vệ mình, vài kinh nghiệm chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn chọn mua được sản phẩm tốt!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...