Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

[Thương hiệu] Sony: Hào quang chỉ còn le lói. Ngày ấy đâu rồi?

Nguyễn Nhật
13/10/15

Sony là một "ông lớn" trong ngành công nghiệp điện tử. Sự hài hòa giữa sáng kiến và chất lượng đã cho phép họ ghi điểm trong mắt người dùng. Trong những năm gần đây, tập đoàn đa quốc gia này đã đặt chân vào lĩnh vực dịch vụ giải trí và tài chính nhằm kiếm lợi nhuận, chứ không còn ru rú một góc với điện tử.

[Thương hiệu] Sony: Hào quang vẫn le lói

Điểm sơ về lịch sử

Năm 1946, Công ty Kỹ thuật viễn thông Tokyo ra đời với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 350 USD (gần 45,000 Yên Nhật theo tỷ giá hiện nay). Thậm chí ngay cả khi đã thuê 20 nhân viên, hai người vẫn không chắc rằng họ sẽ tập trung vào sản phẩm nào, điều họ chắc chắn là muốn tạo ra những sản phẩm điện tử tiên tiến và có chất lượng cao để cái nhãn "sản xuất tại Nhật Bản" không còn chỉ dán trên các sản phẩm rẻ và chất lượng thấp nữa.

sony begin

Đến năm 1949, Morita và Ibuka - hai nhà sáng lập ra Sony - phát triển một loại băng ghi âm từ tính, là loại máy ghi âm đầu tiên ở xứ hoa Anh Đào. Công việc kinh doanh diễn ra rất thuận lợi tại Nhật Bản, nhưng Morita còn muốn nhiều hơn thế. Vào năm 1957, công ty cho ra đời chiếc radio bỏ túi, được xem là chiếc radio có đầy đủ thiết bị bán dẫn đầu tiên trên thế giới. Để có thể dễ dàng đưa nó sang thị trường phương Tây, Morita và Ibuka đã đổi tên công ty thành Sony.

sony radio

Tập đoàn Sony ở Mỹ trở thành công ty đầu tiên của Nhật Bản niêm yết trên sàn chứng khoán New York vào năm 1961. Qua nhiều năm, công ty tiếp tục phát triển các sản phẩm điện tử mới và tiên tiến, như đầu CD, máy ghi âm kỹ thuật số,... Công việc và lĩnh vực kinh doanh cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác với việc mua lại các công ty khác như Hãng phim Columbia và Hãng ghi âm CBS.

Ngày nay, sản phẩm do Sony sản xuất khá đa dạng, nhưng nổi bật là dòng smartphone Xperia, thiết bị chơi game PlayStation, máy nghe nhạc Walkman cùng dòng thiết bị ghi và chụp hình như Cybershot và HandyCam.

xperia m4

Thành công và khó khăn vẫn song hành

Trong thập niên 90, TV Sony cùng với những chiếc máy nghe đĩa Discman, máy nghe băng Walkman và cả máy chơi game PlayStation (một chiếc máy chơi game có thể chơi bằng đĩa CD - một "thành tựu" vào thập niên 90) đã từng là những sản phẩm điện tử đáng mơ ước nhất của người dùng. Sony đã từng là một thương hiệu toát lên vẻ "sành điệu", sản phẩm Sony có một đẳng cấp rất riêng biệt khiến người tiêu dùng luôn phải khâm phục và thèm muốn.

Lĩnh vực kinh doanh mặt hàng điện thoại di động của Sony chắc chắc đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong thời gian gần đây và công ty có phần cải thiện sau khi nhờ vào sự thành công của Xperia Z3+. Tuy vậy, chúng ta không nên quá lo lắng về công ty công nghệ Nhật Bản này, vấn đề trên không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh đa dạng của Sony. Ngược lại, công ty đã thu được nhiều lợi nhuận trong các hoạt động khác.

sony-playstation

Sony đã từng định nghĩa ra TV màn hình lớn hay máy nghe nhạc cá nhân và rồi thống trị các thị trường này. Nhưng cho đến giờ, công ty Nhật Bản vẫn chưa thể phát minh và khai thác thành công một dòng sản phẩm mới mẻ nào cả.

Ví dụ gần đây nhất là máy đọc sách điện tử (e-reader). Sony đã từng là một nhà sản xuất tiên phong khi phát minh ra chiếc LIBRIe với công nghệ mực điện tử tân tiến vào năm 2004, nhưng rồi lại tự hạn chế khả năng cạnh tranh của LIBRIe khi buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ thuê sách khá bất hợp lý do Sony tự cung cấp. Và rồi Amazon nhảy vào và giờ bạn đã biết Amazon thành công với lĩnh vực sách điện tử như thế nào rồi đấy!

sony_t21

Chỉ có duy nhất Sony Computer Entertainment (SCE) là tiếp tục giữ lại được "phép màu Sony" từ những thập niên trước. SCE mới gần đây đã ra mắt Project Morpheus, một kính thực tế ảo rất ấn tượng. Trước đó, máy chơi game PlayStation 4 cũng đã ra mắt thắng lợi trước đối thủ Xbox One của Microsoft.

Thành công lớn của Sony trong những thập niên trước cuối cùng đã trở thành một sức ép quá lớn. Tất cả mọi người đều sẽ hy vọng và trông đợi rất nhiều vào bất kỳ một sản phẩm nào của Sony. "Khó khăn mà Sony gặp phải là chúng tôi không thể quên được thành công của quá khứ", cựu CEO Nobuyuki Idei khẳng định.

Chính những thành công "khổng lồ" đã khiến công ty Nhật Bản bám trụ quá lâu với các công nghệ lỗi thời, tạo ra một bầu không khí chậm chạp, nặng nề bao trùm Sony cho đến tận ngày hôm nay. Và chính những thành công xa xưa đó cũng khiến cho những thất bại mới trở nên tồi tệ hơn. 

sony_store

Liệu Sony có thể trở lại và lợi hại hơn xưa?

Trong thế giới công nghệ luôn thay đổi quá nhanh, câu trả lời vẫn đang được bỏ ngỏ. Nokia, MotorolaBlackBerry đã không thể vực dậy sau khi đi xuống, Nintendo cho đến giờ vẫn khó khăn chồng chất. Nhưng Apple thì đã bứt phá khỏi chuỗi ngày mờ nhạt bằng những sản phẩm thay đổi cục diện thị trường như iPod, iPhoneiPad.

Sony đang rất cố gắng tạo ra được những thành công như vậy và trở lại với những tháng ngày lừng lẫy của Trinitron hay Walkman. Đầu năm nay, công ty Nhật Bản thành lập một bộ phận chuyên phát triển các mảng kinh doanh mới có tên New Business Creation. Sony muốn tận dụng sức sáng tạo của những con người trẻ tuổi và những ý tưởng mới lạ có thể dẫn tới một sản phẩm đỉnh tiếp theo.

walkman

Nhưng cuối cùng, nếu muốn trở lại với vị thế cũ, Sony sẽ phải tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng thực sự mong muốn, những ý tưởng "khởi nguyên" có thể đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Trên hết, Sony sẽ phải thoát khỏi tình trạng ì ạch đã đè nặng người hùng một thời này trong suốt những thập niên vừa qua.

Chỉ khi nào giải quyết được những vấn đề nêu trên, công ty Nhật Bản mới có thể mơ về những đỉnh cao như Walkman và Trinitron trước đây. Còn không, ngày nói lời tạm biệt với thương hiệu Sony sẽ không còn quá xa...

Thegioididong (Tổng hợp)

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...