Thiết bị Android ngày càng mất kiểm soát và bị hacker thao túng
Theo những thống kê cho thấy smartphone chạy Android rất dễ gặp vấn đề về bảo mật. Một phần do đặc tính của hệ điều này là mã nguồn mở, số lượng người dùng cao hơn rất nhiều so với những nền tảng khác. Nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là việc cập nhật phần mềm rất chậm.
Có hơn 300.000 thiết bị Android trên phạm vi toàn thế giới bị nhiễm mã độc thông qua các trình duyệt như Chrome,... kể từ tháng 8/2016. Làm thế nào hacker có thể kiểm soát điện thoại của bạn và cách ngăn chặn thế nào? Hãy tham khảo bài viết bên dưới!
Những cuộc tấn công từ các trang Web
Bạn cứ nghĩ chỉ cần vào những trang web “trong sáng” thì vi rút sẽ không mò tới. Nhưng thực tế thì các hacker vẫn có nhiều cách kiểm soát điện thoại của bạn. Điển hình là trường hợp bạn đang lướt một trang web và bỗng nhiên xuất hiện một thông báo là điện thoại bạn đang bị vi rút tấn công, hãy tải ứng dụng diệt vi rút nào đó về máy,…
Thực tế khi ấy điện thoại bạn vẫn bình thường, chỉ cần thoát trang web đó ra là mọi việc trở lại bình thường. Hay muốn chắc chắn hơn là khởi động lại máy. Nhưng có rất nhiều người tưởng rằng thông báo đó là thật và tải ứng dụng diệt vi rút được gợi ý phía trên…. Lúc này, chính bạn đã “bật đèn xanh” cho hacker kiểm soát những gì riêng tư trong điện thoại bạn.
Xem thêm: Thực hư việc điện thoại Android bị virus và cách phòng tránh
Cập nhật OS quá chậm
Có rất nhiều lý do khiến Android trở thành hệ điều hành bảo mật kém. Nhưng quan trọng nhất đó là việc cập nhật quá trễ. Đa phần là cập nhật theo chu kỳ, một năm một lần hay khi có lỗi nghiêm trọng mới cập nhật. Điều này vô cùng nguy hiểm, điện thoại Android thì đâu đâu cũng thấy, hãng sản xuất điện thoại chạy Android thì mọc lên như nấm.
Nhưng sự thật phũ phàng là những chiếc điện thoại được cập nhật lên những phiên bản tiếp theo chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa phần là những hãng lớn như Samsung, LG, Sony hay Asus chẳng hạn.
Phiên bản lỗi
Vấn đề này thường gặp với các máy do hãng Trung Quốc sản xuất. Đa phần là các máy giá rẻ nên không được đầu tư nghiên cứu nhiều và phần mềm thì thường do những người yêu thích công nghệ sử dụng máy của hãng tự viết lại từ Android gốc rồi chia sẻ cho mọi người. Chính vì lí do đó mà chất lượng không được kiểm soát. Chưa kể những nhà lập trình đó có thể cố tình viết những phần mềm xấu và đưa người dùng vào bẫy.
Cập nhật ngày càng tệ
Nhiều sự thật cũng cho thấy là các hãng tham lam nhồi nhét thêm vào hệ điều hành những giao diện phức tạp, những ứng dụng mang ý nghĩa “khoe mẽ” thì nhiều chứ chả giúp ích cho người dùng nhiều. Càng cập nhật thì điện thoại càng chậm, lag và càng kém bảo mật hơn.
Cải thiện để bảo mật hơn
Vấn đề ở đây quá rõ ràng là “sai ở đâu thì sửa ở đó”. Android hãy học tập ở đối thủ lớn nhất của mình là iOS, đơn giản là “ai làm tốt thì mình học hỏi theo thôi”.
Sở dĩ iOS có tính ổn định và bảo mật tương đối hơn Android nhiều là do Apple thường xuyên cập nhật cho iOS, phát hiện lỗi là tung ra bản cập nhật ngay. Điều quan trọng hơn hết là việc nghiên cứu và phát triển hệ điều hành rất “có tâm”.
Vấn đề còn lại là ở người dùng. Hãy hạn chế truy cập vào những trang web được cảnh báo là có vi rút. Tải những ứng dụng của những nhà sản xuất uy tín, thường xuyên cập nhật ứng dụng. Và điều cuối cùng để an tâm hơn, hãy mua những gói ứng dụng bảo mật của các công ty nổi tiếng như BKAV chẳng hạn để bảo vệ điện thoại của mình.
Xem thêm:
- Khoảng 50 triệu người đã bỏ Android chuyển sang iPhone kể từ tháng 10/2015
- Cách khôi phục cài đặt gốc smartphone Android mà không mất dữ liệu
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.