Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Thực hư việc điện thoại Android bị virus và cách phòng tránh

Dương Lê
25/02/16
Thực hư việc điện thoại Android bị virus và cách phòng tránh

Dạo gần đây nhiều bạn dùng smartphone hoặc máy tính bảng Android cứ than trời: "Sao máy bị dính virus nhiều thế, dù mới mua ít hôm", trường hợp này phổ biến nhất ở người dùng mới. Vậy tại sao họ lại thấy cảnh báo virus, trong khi những người chuyên dùng di động lại rất hiếm khi phát hiện? Bài viết bên dưới sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Trên internet luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm không lường trước được, nó cũng tương tự như những cám dỗ ngoài đời sống. Nếu bạn thiếu hiểu biết hoặc một người chưa từng trải thì rất dễ rơi vào hàng loạt cạm bẫy mà kẻ xấu bày ra. Chẳng hạn như thông tin mà trang báo điện tử Dân Trí đã đăng tải trong thời gian trước, nhiều người dùng đã bị mất tiền oan vì cài đặt ứng dụng ở những nơi không rõ nguồn gốc. Kết quả là họ bị trừ tiền trong tài khoản SIM với mức phí cao "chóng mặt".

Ảnh chụp màn hình từ bài báo của Dân Trí
Ảnh chụp màn hình từ bài báo của Dân Trí: Mất tiền oan vì cài đặt ứng dụng ở những nơi không rõ nguồn gốc

Thực ra cũng không thể nói họ thiếu cảnh giác, vì cơ bản sự cảnh giác với các vấn đề mà bản thân mình mới lần đầu tiếp xúc luôn được nâng lên mức tối đa. Việc chúng ta bị sập bẫy của kẻ xấu là điều quá hiển nhiên, vì cơ bản mình đâu biết họ đang lừa mình - dù có cảnh giác, nhưng thiếu kiến thức thì cũng bằng không. Tuy nhiên, bị dính bẫy một lần rồi thì những cái cơ bản đó khó lòng mà qua mặt được chúng ta. Tất cả đều không ngoài hai chữ: "Từng trải".

Từ ngày cái vụ trên bị các phương tiện truyền thông phanh phui thì những kẻ xấu đó bắt đầu tung ra chiêu mới để qua mặt người dùng. Dĩ nhiên, lần trở lại này họ đã lợi hại hơn xưa. Còn những mánh lới (ứng dụng "cướp tiền",...) thì vẫn lưu hành trên internet bình thường, dù biết mức độ người dùng bị sập bẫy sẽ ít hơn so với thời kỳ "vàng son", nhưng có còn hơn không. Bây giờ, cách thức lừa gạt càng thâm hiểm và tinh vi hơn trước, chúng đánh vào tâm lý lo sợ của người dùng.

Cụ thể hơn, khi người dùng mua một chiếc smartphone hoặc máy tính bảng mới 100%, đa phần sẽ hạn chế việc root máy (một hình thức chiếm toàn quyền thao túng hệ thống thiết bị). Đấy là nói đến những bạn rành về công nghệ, còn những bạn, cô, chú lớn tuổi ít vọc thiết bị số thì mua máy về như thế nào thì xài thế đó thôi, nếu có hư gì thì khi nào rảnh đem đi bảo hành hoặc tìm đến nơi bán nhờ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật khắc phục giùm. Nói thì nói vậy thôi, không lẽ đêm khuya hay thời điểm nào đó cần dùng gấp mà máy lại bị dính virus, không lẽ chạy đi bảo hành liền?

Tại sao mình lại nhắc đến việc root máy ở đây? Vâng, việc root máy sẽ giúp người dùng có thể cài đặt được bắt kỳ ứng dụng nào họ muốn, kể cả phần mềm chặn quảng cáo có tên AdAway nổi tiếng trên nền tảng Android. Vậy rồi hai cái này liên quan gì đến vấn đề khắc phục virus mà bài viết đang nói? Việc các bạn thấy những thông báo đại loại như: "Thiết bị, trình duyệt của máy đã bị nhiễm 3, 4 hay 5 con virus gì đó, bạn cần cài đặt ứng dụng này ngay để khắc phục... nếu không hình ảnh cá nhân, mật khẩu và thông tin thẻ tín dụng của bạn đều gặp nguy hiểm". Nếu làm theo những yêu cầu này thì thông tin cá nhân của bạn và tài khoản SIM, tài khoản ngân hàng có nguy cơ... ra đi sớm!

Thậm chí trong một số trường hợp, những quảng cáo dạng pop-up này còn kích hoạt chế độ rung trên máy, khiến máy cứ rung suốt và bạn không thể bấm quay lại trang trước. Làm cho không khí hồi hộp hẳn lên cứ như điện thoại sắp bị nổ vậy, lo sốt cả ruột. Gặp trường hợp này, bạn chỉ việc tắt ngay tab đó là được, rồi vào lịch sử truy cập xóa tất cả dữ liệu. Do đó, việc cài ứng dụng AdAway rất có lợi trong trường hợp này, bạn sẽ có một môi trường duyệt web thông thoáng không còn thấy xuất hiện bất kỳ loại hình quảng cáo nguy hiểm (ngoại trừ một số quảng cáo "lành mạnh", như giới thiệu sữa tắm, đồng hồ, điện thoại giảm giá,... do chính trang web đó đặt cố định ở một góc bất kỳ) xuất hiện trên trình duyệt, kể cả ở hầu hết game và ứng dụng khác.

Xem thêm: Cách chặn cửa sổ pop-up trên hầu hết trình duyệt web máy tính, bạn đã biết?

root máy sẽ bị nhà sản xuất từ chối bảo hành, nên trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn giải pháp khác nhằm chặn các loại hình quảng cáo nêu trên để không bị sập bẫy của kẻ gian. Firefox Browser và Adblock Browser là hai trình duyệt có khả năng loại bỏ quảng cáo tốt nhất trên Android mà bạn nên cài đặt (nếu máy chưa root). Mời các bạn tham khảo cách thức cài đặt và sử dụng chi tiết hơn bên dưới.

1. Firefox Browser (tải tại đây)

Firefox, một trình duyệt quá nổi tiếng trên nền tảng máy tính từ trước đến nay, có tốc độ tải trang và khả năng tùy biến không thua kém gì với trình duyệt Chrome hàng đầu của Google. Theo đó, trên hệ điều hành Android, Firefox Browser vẫn giữ vững phong độ và có thể giúp người dùng tùy thích cài đặt thêm add-on để việc trải nghiệm càng thêm thích thú hơn.

Bản chất của Firefox Browser không có tích hợp sẵn tính năng chặn quảng cáo, nên bạn phải cài đặt thêm add-on để chặn. Đầu tiên, bạn mở Firefox Browser lên, tại mục TOP SITES bạn nhấn vào phím tắt trang web Add-ons: Customize Firefox. Tại khung search for add-ons, bạn nhập từ khóa: Adblock Plus để tìm kiếm. Sau đó, bấm vào khung Add to Firefox > Install và chờ đợi vài giây để tiến trình cài đặt hoàn tất.

Cài đặt Adblock Plus cho Firefox Browser
Cài đặt Adblock Plus cho Firefox Browser
Cài đặt thành công Adblock Plus cho Firefox Browser
Cài đặt thành công Adblock Plus cho Firefox Browser

2. Adblock Browser (tải tại đây)

Eyeo chính là công ty đứng đằng sau tiện ích chặn quảng cáo nổi tiếng Adblock Plus trên nền tảng PC. Kể từ năm ngoái, họ đã tung ra trình duyệt web cùng tên cho các thiết bị Android và hiện cũng hỗ trợ iOS. Đúng như câu: "Nhìn cái tên nói lên tất cả", điểm nhấn nổi bật ở trình duyệt này chính là khả năng chặn quảng cáo rất tài tình, không thua kém gì trên máy tính.

Trình duyệt Adblock cho Android sử dụng code giống với Firefox, nhưng không hỗ trợ add-ons và đồng bộ với trình duyệt Firefox như trên máy tính. Theo mặc định, Adblock sẽ khóa các quảng cáo gây khó chịu cho người dùng. Eyeo có hẳn một bản quy chuẩn quy định thế nào là quảng cáo gây phiền nhiễu để các website tránh sử dụng nếu không muốn bị hãng block.

Video giới thiệu Adblock Browser

Bây giờ, bạn có thể thoải mái lướt các trang web mà không lo sợ bị dính quảng cáo nguy hiểm nêu trên.

Mọi thắc mắc về cách thức cài đặt cũng như trải nghiệm Firefox Browser và Adblock Browser, các bạn hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...