Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Sau cú ngã ngựa, Huawei vẫn 'bất khả chiến bại'

Đóng góp bởi Dương Quỳnh Chi
01/01/23
Sau cú ngã ngựa, Huawei vẫn

Tháng 5 vừa qua, Huawei bị đưa vào danh sách đen của Mỹ do bị nghi ngờ gây ra mối đe dọa an ninh cho Mỹ mặc dù phía Washington không có một bằng chứng cụ thể. Lệnh cấm vận khiến Huawei không thể hợp tác với các công ty cung cấp thiết bị linh kiện xuất xứ từ Mỹ, các thiết bị di động mới nhất của Huawei buộc lòng không được trang bị GMS. Tuy nhiên, doanh thu năm 2019 lên đến 86.1 tỷ USD, tăng 24% so với năm ngoái đã chứng tỏ Huawei là một đối thủ đáng gờm, một chiến binh “bất khả chiến bại”.

Doanh thu Huawei sau lệnh cấm vận

Huawei tiếp tục duy trì thị phần mặc dù bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Huawei đạt 610.8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 86.1 tỷ USD), tăng 24.4% so với năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận ròng của quý 3/2019 là 8.7%

Sản lượng smartphone của Huawei phân phối trên toàn cầu lên đến hơn 185 triệu máy, tăng 26% trong 3 quý đầu năm 2019, giúp ông trùm Huawei giữ vững vị trí công ty mobile lớn thứ 2 trên thế giới. 

Huawei đã từng lo lắng doanh thu hằng năm sẽ giảm do những lùm xùm từ lệnh cấm vận của Mỹ, con số ước tính mà Huawei đưa ra là 30 tỷ USD. Sự kiện này khiến cho Huawei không thể tiếp tục hợp tác với Google LLC, dẫn đến các thiết bị di động mới nhất của Huawei không được hỗ trợ các bản cập nhật Android mới nhất, các ứng dụng phổ biến với người dùng như Gmail hay Google Maps. 

Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo từ công ty, những ngăn cấm này vẫn chẳng làm suy giảm sự tăng trưởng của con “chiến mã” này. 

Theo công ty nghiên cứu IDC, lô hàng smartphone của Huawei năm 2019 chủ yếu được phân phát trong thị trường nội địa Trung Quốc, trong khi đó doanh số bán ra trên thị trường quốc tế lại suy giảm. Phần trăm vận chuyển smartphone trong thị trường nội địa đạt 66% trong quý 3/2019 nhưng chỉ chiếm 18% ở thị trường nước ngoài.

Sản lượng smartphone của Huawei phân phối trên toàn cầu

Trong bài phát biểu tại hội nghị tin tức về đổi mới, chủ tịch Hội đồng quản trị William Xu khẳng định Huawei hoàn toàn có thể tăng trưởng mà không cần dựa vào bất kỳ công nghệ nào của Mỹ. 

“Chúng tôi hoàn toàn chào đón các công ty của Mỹ quay trở lại cung cấp các bộ phận linh kiện cho Huawei, nhưng nếu họ không muốn, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của mình”.

Cụ thể, các dòng điện thoại flagship của Huawei vẫn rất được người tiêu dùng lựa chọn tại các khu vực châu Á và châu Âu. Tại thị trường nội địa, chiếc điện thoại Mate 30 vừa mới ra mắt đã trở thành sản phẩm best-seller, với con số bán ra lên đến 1 triệu máy ngay trong tuần đầu tiên sau khi ra mắt, và tiếp tục tăng lên 3 triệu máy trong tuần thứ 2. 

Ngoài ra, chiếc smartphone trong phân khúc tầm trung của Huawei là Nova 5T may mắn được xuất xưởng và xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chiếc điện thoại này vẫn được hỗ trợ GMS (Google Mobile Services) do được chứng nhận trước khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Ở Việt Nam, với cấu hình mạnh mẽ, kết hợp RAM 8GB và bộ nhớ trong 128GB, 4 camera siêu “chất”, công nghệ sạc nhanh SuperCharge 22.5W,...Nova 5T đang “phá đảo” thế giới di động trong phân khúc tầm trung.

Tuy nhiên, không quá khác biệt so với các thị trường trên quốc tế khác, tin tức Huawei không còn được Google hỗ trợ hệ điều hành Android, người dùng không thể truy cập Google và các ứng dụng khác như Gmail, Maps,...thị phần của Huawei tại Việt Nam có dấu hiệu giảm sâu. Vào tháng 6/2019, thị phần bán hàng trực tiếp của Huawei tại các cửa hàng giảm từ 6.8% xuống còn 1%. Làm chủ thị trường Việt Nam trong thời gian này có thể kể đến Samsung và Oppo.

Chiến lược và tầm nhìn xa của Huawei

Tự nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G 

Đối mặt với thách thức từ lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump, các nhà lãnh đạo Huawei buộc phải đưa ra những hướng đi mới cho các dòng sản phẩm của mình. CEO Huawei tuyên bố những hạn chế đến từ lệnh cấm của Mỹ đang giúp Huawei trở nên “bất khả chiến bại”.

Các chuyên gia công nghiệp của Huawei khẳng định công ty đang phát triển theo hướng “tự cung tự cấp”, từng bước không phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. 

Trong vòng 1 thập kỷ qua, Huawei đã tự chi 485 tỷ nhân dân tệ (65 tỷ USD) để nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G. “Ông trùm” Huawei hứa hẹn tương lai công nghệ 5G không chỉ đem lại tốc độ truyền tải internet nhanh chóng mà còn hỗ trợ công nghệ lái xe tự động và các ứng dụng khác trong tương lai.

Cùng với Ericsson, Nokia, Huawei cũng là người tiên phong trong việc đầu tư và phát triển các thiết bị hỗ trợ 5G. Từ năm 2009, Huawei đã đầu tư 4 tỷ USD cho ngành này, sản xuất ra các trang thiết bị mà không gắn mác công nghệ Mỹ.

Huawei tự chi để nghiên cứu và phát triển 5G

Tháng 8 vừa qua, Huawei cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên được tích hợp 5G, đó là chiếc Huawei Mate 20 X, sử dụng bộ xử lý Kirin 980 và chipset đa chế độ Balong 5000 5G từ công ty con HiSilicon của Huawei thay vì sử dụng chip của Qualcomm và Intel. 

Công nghệ chip xử lý độc lập với công nghệ của Mỹ

Tại hội thảo Huawei Connect 2019, Huawei công bố chuyển sang hợp tác với ARM Holdings của Anh sau khi thông báo công ty không bị ảnh hưởng bởi danh sách thực thể của Mỹ. Sự hợp tác này đưa Huawei dần rời xa khỏi các nhà cung cấp của Mỹ.

Các con chip độc quyền của Huawei như chip xử lý Kirin 990 trên điện thoại và chipset AI Ascend 910 đều được xây dựng dựa trên thiết kế từ ARM. Việc tiếp tục hợp tác này đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho Huawei. 

Theo Reuters, phát ngôn viên của ARM cho biết “ARM có thể tiếp tục hỗ trợ HiSilicon với kiến trúc ARM v8-A, cũng như thế hệ kế tiếp của kiến trúc này, cả hai đều có nguồn gốc từ Anh”. Vì thế, Huawei có thể yên tâm hợp tác phát triển với ARM.

Hệ điều hành riêng biệt

Hơn hai năm trước đến nay, đội ngũ kỹ sư của Huawei đã bắt tay tạo ra một hệ điều hành riêng biệt cho các sản phẩm công nghệ có tên là HarmonyOS. Có thể nói, HarmonyOS không chỉ áp dụng cho riêng smartphone. Thực tế, Huawei đang tập trung tích hợp hệ điều hành này cho tất cả các thiết bị kết nối internet của Huawei. 

HarmonyOS mà Huawei hướng đến là một hệ sinh thái mã nguồn đóng, hoạt động đa nền tảng trên các thiết bị Huawei. Nếu như Apple có hệ sinh thái với khả năng tương tác giữa MacOS, iOS và iPadOS, thì Huawei có HarmonyOS. Tuy nhiên, HarmonyOS mới chỉ được Huawei triển khai và trên thực tế, công ty này vẫn chưa có kế hoạch cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên chạy trên hệ điều hành HarmonyOS.

Huawei phát triển hệ điều hành riêng biệt

Trước mắt, nhiều nghi vấn đặt ra xung quanh hệ điều hành mới của Huawei. Liệu HarmonyOS có tồn tại lâu dài khi mà quá nhiều hãng trước đó đã từng thử và thất bại như Samsung hay Nokia? Chiến lược để cạnh tranh với hai hệ điều hành phổ biến với người dùng như Android của Google và iOS của Apple?

Đây là chiến lược mang tính chất “trường kỳ” của Huawei. Có thể sẽ phải gặp nhiều khó khăn, nhưng với đội ngũ kỹ sư tài năng của Huawei, không biết chừng Huawei có thể tạo nên “kỳ tích”?

Trong khi thị phần smartphone của Huawei trên thị trường Việt Nam bắt đầu giảm dần, vị thế của họ trong lĩnh vực thiết bị đeo tay đang dần chiếm ưu thế. Số lượng người dùng thiết bị đeo thông minh Huawei đã vượt ngưỡng con số 100.000.000 người.

Thời điểm này, Huawei đang hợp tác với Thế giới di động (TGDĐ) cho ra mắt dòng smartwatch Watch GT2 series vào tháng 10 vừa qua. Các chuyên gia trong ngành đánh giá rằng Watch GT2 sẽ như "hổ mọc thêm cánh" khi Huawei bắt tay cùng TGDĐ. Sự hợp tác này giúp Huawei Watch GT2 dễ dàng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng và có khả năng chiếm lại thị phần như trước đây.

Huawei từ một thương hiệu không ai biết trở thành một trong những cái tên phổ biến với tất cả người dùng công nghệ. Thành công của Huawei sau lệnh cấm vận có thể coi như “cú lội ngược dòng” ngoạn mục. Nhưng liệu thành công này có kéo dài và sẽ tiếp tục trên đà phát triển hãy cùng chờ xem những hành động của Huawei ở những thay đổi chiến lực của hãng.

Xem thêm: Huawei và bài toán khó "Mate 30 không cài sẵn ứng dụng của Google", làm sao để giải?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...