Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Những điều Steve Jobs đến chết cũng không làm mà Apple... vẫn làm

Đóng góp bởi Dương Lê
01/01/23
Những điều Steve Jobs đến chết cũng không làm mà Apple... vẫn làm

Kể từ khi ông qua đời vào năm 2011, Apple đã có rất nhiều thay đổi. Một trong số đó đã đi ngược lại những gì Steve Jobs cho là đúng. Chẳng hạn như sự xuất hiện của bút stylus, iPad Mini, iPhone màn hình lớn và thiết kế phẳng.

Những triết lý của Steve Jobs trong phát triển sản phẩm đã mang lại rất nhiều thành công cho Apple, mặc dù không ít những nhận xét thẳng thắn của ông phải nhận nhiều "gạch đá" từ cộng đồng và đối thủ.

1. Bút stylus

Năm ngoái, khi Apple trình làng chiếc iPad Pro với cây bút thông minh Apple Pencil đi kèm, không ít người đã cảm thấy bất ngờ và cho rằng nếu Steve Jobs còn "tại vị", ông sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra. Theo đó, một trong những thứ mà vị cố CEO Apple ghét nhất chính là bút stylus. Năm 2007, khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên trên sân khấu sự kiện Macworld, ông đã thẳng thừng chia sẻ: "Ai mà thèm một cây bút stylus cơ chứ? Bạn phải lấy nó, rồi lại cất nó đi và có thể là cả mất ó nữa. Khong ai muốn bút stylus cả. Vậy nên đừng sử dụng thì hơn."

Một trong những điều đầu tiên Steve Jobs làm sau khi trở về Apple vào năm 1997 cũng là khai tử dòng máy PDA Newton (một thiết bị tương tự máy tính bảng có bút stylus).

Video giới thiệu Apple Pencil

2. Máy tính bảng cỡ nhỏ

Bên cạnh bút stylus, Steve Jobs cũng đặc biệt dị ứng với máy tính bảng cỡ nhỏ. Ông từng khẳng định chiếc iPad 9,7 inch là "kích thước tối thiểu cần thiết để tạo ra những ứng dụng tuyệt vời trên máy tính bảng".

Thế nhưng một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple đã trình làng chiếc máy tính bảng cỡ nhỏ iPad Mini (hiện được xem là dòng iPad có doanh số tốt nhất của Apple).

Apple iPad Mini 4

3. Điện thoại cỡ lớn

Năm 2010, Steve Jobs đã lên tiếng "chỉ trích" những chiếc điện thoại màn hình lớn trong một buổi họp báo liên quan đến lỗi Antennagate trên iPhone (khi cầm iPhone ở một số vị trí nhất định, máy có thể bị mất sóng do ăng ten được bố trí dọc thân máy). Khi một phóng viên hỏi Steve Jobs về việc ông có định làm một chiếc iPhone to hơn để tránh những lỗi tương tự hay không, Steve Jobs thẳng thừng từ chối. Steve Jobs gọi những chiếc Galaxy S của Samsung là "những chiếc búa".

"Tay bạn không thể cầm nó thoải mái," Steve Jobs nói. "Chẳng ai thèm mua chúng cả"".

Cũng một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple ra mắt iPhone 5 với chiều dài thân máy được tăng lên đáng kể và cuối cùng là những chiếc smartphone có màn hình lớn hơn hẳn như iPhone 6 (4,7 inch) và 6 Plus (5,5 inch).

Apple iPhone 6 Plus

4. Thiết kế phẳng

Steve Jobs luôn muốn phần mềm trên iPhone mô phỏng những thứ có trong thực tế. Vì thế, iOS dưới thời của ông cần được thiết kế thật nhất có thể. Ví dụ như từ phiên bản iOS 6 trở xuống bạn sẽ thấy ứng dụng iBook có hình ảnh những khung giá sách bằng gỗ hiện diện trong khi đó ứng dụng Notes thì trông như thể một tờ giấy.

Thế nhưng sau khi Steve Jobs không còn nắm chức vụ CEO của Apple, Apple đã sa thải Scott Forstall, một trong những nhân sự thiết kế hiểu phong cách của Steve Jobs. Và cuối cùng thì iOS 7 ra đời với thiết kế phẳng chủ đạo, tông màu rực rỡ mà ở thời điểm đầu ra mắt vẫn bị nhiều người gọi là... lòe loẹt.

Xem thêm: Từ ngày Tim Cook lên làm CEO, Apple đã có những thay đổi lớn nào?

Theo: Kenh14

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...