Nhà bán lẻ smartphone đua nhau tặng quà khủng, người dùng hưởng lợi

Quà tặng kèm smartphone bán ra, những tưởng đó chỉ là chương trình khuyến mãi đơn giản, nhưng đằng sau đó là những "cơn sóng ngầm" mà có lẽ bạn chưa biết đến. Vậy tại sao các hệ thống bán lẻ lại phải tặng kèm quà? Trong khi bản thân chiếc smartphone đó đã đủ hấp dẫn người dùng rồi?
Điểm lại sơ bộ "cuộc chiến" quà tặng
Từ đầu năm 2017, việc bán những chiếc smartphone có kèm quà tặng không chỉ diễn ra ở phân khúc cao cấp như Galaxy S8 khi đặt hàng trước tại Thế Giới Di Động sẽ được tặng bao da, đế sạc không dây,... mà còn diễn ra ở cả phân khúc trung cấp.
Chẳng hạn như chiếc GR5 2017 của Huawei cũng sẽ tặng bộ quà gồm gậy tự sướng, sạc dự phòng và loa Bluetooth cho các bạn đã đặt cọc.
Chuyển sang phân khúc giá rẻ, tình hình cũng không kém sôi động như đợt cho đặt hàng trước Xiaomi Redmi Note 4 và tặng kèm sạc dự phòng lẫn thẻ nhớ.
Có thể thấy rằng, cuộc chiến này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, và tất nhiên người được hưởng lợi vẫn là người dùng chúng ta.

Tại sao các hệ thống bán lẻ lớn lại tặng quà khi mua sản phẩm mới?
Điều gì khiến bạn quyết định mua một sản phẩm? Thiết kế, cấu hình hay tính năng? Đối với nhiều người dùng, ngoài những yếu tố trên, thêm một điều làm họ có thêm động lực để quyết định mua sản phẩm đó chính là... quà tặng đi kèm.
Tai nghe, sạc dự phòng, phiếu mua hàng,... những món quà trên tưởng chừng như không mấy ai quan tâm, nhưng chúng đã góp phần giúp các nhà bán lẻ bán được smartphone dễ dàng hơn.
Khi mà thị trường đang ngày một bão hoà, số lượng người dùng Việt sở hữu smartphone ngày một nhiều, việc cạnh tranh nhau gay gắt giữa các hệ thống bán lẻ là điều không thể tránh khỏi.
Và để kích cầu mua sắm, ngoài việc giảm giá các mẫu điện thoại có thời hạn, việc tặng kèm các món quà có giá trị sẽ đánh vào tâm lý thích quà tặng của khách hàng, khiến giá sản phẩm hấp dẫn hơn nếu họ nhẩm trừ giá trị của quà tặng kèm khi khuyến mãi.

Không tặng kèm quà, trừ thẳng luôn vào giá để cạnh tranh hơn, điều này có được phép không?
Có nhiều bạn đã hỏi rằng nếu họ không thích lấy quà, muốn trừ thẳng luôn vào giá để có được chiếc máy giá tốt hơn, tại sao các hệ thống bán lẻ lớn lại không đáp ứng điều này?
Và để có câu trả lời chính xác nhất, mình đã mời anh Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng của TGDĐ, chia sẻ về vấn đề trên.
Anh Hiểu Em đã chia sẻ như sau: "Hiện tại, mức giá mà hãng đưa ra cho những chiếc điện thoại của họ là mức giá chuẩn và yêu cầu các đơn vị bán lẻ phải tuân theo. Các hệ thống bán lẻ không được tự ý giảm giá sản phẩm để tạo nên lợi thế cho mình. Chính vì vậy, các hệ thống bán lẻ sẽ tìm cách để thu hút người dùng mua hàng ở hệ thống của mình thông qua việc tặng những món quà hấp dẫn!".
Theo mình, việc các hãng áp mức giá đồng nhất giữa các hệ thống bán lẻ lớn nhằm mục đích ổn định giá thị trường chung. Chẳng hạn như Thế Giới Di Động, một hệ thống bán lẻ đang đặt quyết tâm chiếm 50% thị trường điện máy nói chung vào năm 2020.
Nếu Thế Giới Di Động quyết định không tặng quà, trừ thẳng vào giá bán sẽ gây ra sự lũng đoạn thị trường vì các hệ thống khác thậm chí còn giảm giá mạnh hơn để cạnh tranh, chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận để có được doanh số và thị phần, và đây là điều tối kị trong việc kinh doanh.
Hơn nữa, việc mức giá mỗi nơi mỗi khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phía hãng vì sẽ bị người dùng chất vấn rằng liệu máy bán ra có chất lượng đồng đều hay không mà sao giá cả mỗi hệ thống hay cửa hàng lại chênh lệch nhau?

Là người tiêu dùng, chúng ta nên mua smartphone ở các hệ thống lớn và được tặng kèm quà, hay mua ở các cửa hàng khác để được mức giá tốt hơn?
Điều gì khiến nhiều bạn quyết định vẫn chọn mua smartphone tại các hệ thống bán lẻ lớn trên toàn quốc? Đó chính là uy tín và có được cảm giác thực sự hài lòng từ cung cách phục vụ đến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng của các hệ thống này.
Người dùng Việt Nam đủ sáng suốt để tự mình quyết định rằng họ sẽ phải đi mua smartphone ở đâu. Chẳng hạn, khi máy gặp sự cố, rất nhiều bạn không biết phải đem máy đi bảo hành ở đâu, hoặc trung tâm bảo hành quá xa nơi mình ở, phải gửi máy đi thế nào.
Nếu mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, có thể họ sẽ bảo bạn ra thẳng trung tâm bảo hành vì họ chỉ là đơn vị trung gian, chỉ bán sản phẩm mà thôi.
Còn ở các hệ thống bán lẻ lớn, sẽ có đội ngũ kỹ thuật kiểm tra, xác định lại xem đó có phải là lỗi từ phía nhà sản xuất hay không, sau đó sẽ giúp bạn gửi máy đi bảo hành.

Chưa kể nếu máy không sửa chữa được, hoặc bạn muốn đổi sang máy mới, họ sẵn sàng thu lại máy cũ với mức giá thoả thuận hợp lí dựa trên những tiêu chí thẩm định có sẵn để không gây bất lợi cho cả đôi bên.
Chỉ thông qua 2 ví dụ như vậy, mình nghĩ rằng các bạn đã có được sự lựa chọn của riêng mình về việc chọn mua smartphone ở đâu. Và trong trường hợp này, việc bỏ ra thêm vài trăm ngàn, đổi lại là sự yên tâm hơn, được phục vụ tận tình và chu đáo hơn, chính sách đổi trả rõ ràng và minh bạch là điều đáng để chúng ta lưu tâm đến.
Và đặt bản thân mình là một người dùng, thực sự đã mua ở các hệ thống lớn, có thể nói rằng bạn mua ở đâu chất lượng cũng tương đương nhau. Vì vậy, ta có thể chọn nơi có nhiều quà tặng hơn, hay đơn thuần chỉ là nơi ta có cảm tình hơn để đặt mua sản phẩm thôi.
Bạn có đồng ý với mình không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm: Smartphone giảm giá: Hãng được gì và chúng ta được gì?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.