Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Nếu muốn "xưng vương", Samsung cần phải thay đổi văn hóa ngay và luôn

Dương Lê
07/11/16
Nếu muốn tồn tại, Samsung cần phải thay đổi văn hóa ngay và luôn

Samsung rất ghét sự thất bại, vì có công ty nào mà lại thích thất bại đúng không các bạn?! Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu khác không dõi theo cách làm của Samsung khi bị thất bại.

Nói có sách, mách có chứng. Còn nhớ hồi năm 1995 khi chủ tịch công ty đem hơn 150.000 chiếc điện thoại bị lỗi ra đốt sạch trước sự chứng kiến của hàng ngàn nhân viên, khiến những thiết bị này trở thành một đống lửa khổng lồ ngay trước nhà máy của Samsung tại thành phố Gumi, Hàn Quốc.

Hàm ý của vị chủ tịch này muốn cảnh báo rằng: "Đừng để chuyện này lặp lại thêm một lần nào nữa!"

Hai thập kỷ sau, Samsung quay cuồng trước những thiệt hại mà phablet Galaxy Note 7 mang đến, các nhân viên của hãng này sắp được mục sở thị một lần nữa "ngọn lửa trại" mang tính lịch sử của năm đó.

Những người trong cuộc cho rằng lần này Samsung sẽ đốt nhiều thứ khác chứ không riêng các thiết bị gặp lỗi. Gần như chắc chắn cuốn sách viết về Samsung và con đường trở thành một nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng khổng lồ sẽ được sửa đổi đáng kể.

Samsung đang chuẩn bị cho một cuộc tái cơ cấu cấp lãnh đạo thường niên, sắp diễn ra trong một vài tuần tới, thế nên chắc chắn nhiều người sau lần này sẽ mất ghế, đặc biệt là những vị lãnh đạo cấp cao.

Đây không phải là một sự cố thông thường mà đây là sự cố có thể khiến Samsung mất hàng tỷ USD vốn thị trường và tạo cơ hội cho Apple cũng như Google chiếm lấy những khách hàng vốn đang bắt đầu chán ngấy thương hiệu Samsung.

Xem thêm: Galaxy Note 7 khiến Samsung thất bại thảm hại tại Trung Quốc, vì sao?

Siết chặt thông tin nội bộ

Trang Business Insider chia sẻ, những nguồn tin thân cận mà họ quen biết đều không dám hé môi nửa lời trong suốt quá trình điều tra về vụ việc Galaxy Note 7 phát nổ. Giả thuyết được đưa ra là Samsung đang cố gắng đóng băng tất cả các thông tin cho đến cái ngày tái cơ cấu thường niên diễn ra. Sau đó, họ mới bắt đầu khắc phục hoàn toàn sự cố.

Sơ lược về vụ việc: Sau nhiều báo cáo về những chiếc Note 7 bị nóng, phát nổ khiến nhiều người bị thương và khiến cả một chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airline phải sơ tán, Samsung cuối cùng đã quyết định sẽ triệu hồi toàn bộ thiết bị, ngừng sản xuất Note 7 vĩnh viễn.

Một chiếc Galaxy Note 7 bị cháy nổ
Một chiếc Galaxy Note 7 bị cháy nổ

Một sản phẩm nữa của Samsung gần đây cũng bị triệu hồi chính là máy giặt và thật không may, sự cố này xảy ra chỉ ít thời gian sau vụ của Note 7 khiến danh tiếng của Samsung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một nguồn tin thân cận với Samsung chia sẻ với phóng viên trang Business Insider rằng mảng điện tử của công ty đang đánh giá lại tất cả mọi thứ, từ marketing cho tới thiết kế đến kỹ thuật để đảm bảo rằng những chuyện tương tự như vậy không xảy ra thêm một lần nào nữa.

Điều này có nghĩa rằng không chỉ đội ngũ lãnh đạo mà cả văn hóa của công ty cũng thay đổi.

Samsung xây dựng thương hiệu của mình với tư cách là công ty đầu tiên đem đến thị trường những công nghệ mới nhất và thú vị nhất, từ những chiếc TV cho tới smartphone. Công ty đã phát hành đến 6 chiếc đồng hồ thông minh trước khi Apple giới thiệu Apple Watch và Samsung luôn luôn là nhà sản xuất đem đến những sản phẩm TV mới lạ, chẳng hạn như TV OLED màn hình cong.

Nhưng chiến lược đó bây giờ trông giống như một trách nhiệm.

Theo báo cáo mới nhất mà trang Bloomberg đăng tải, Samsung đã quá vội vàng tung ra Note 7 để đánh phủ đầu iPhone 7 và đó có thể là nguyên nhân khiến sản phẩm này bị "khiếm khuyết".

Xem thêm: Siêu kinh điển 2016: Note 7 "thất thủ", iPhone 7 "chưa đánh đã thắng"

Thông thường, Samsung sẽ giải quyết nhanh gọn vấn đề của Note 7 và tiếp tục với công việc khác. Tuy nhiên, trong trường hợp này, công ty đã chậm lại và đang đánh giá mọi thứ trong cả chu kỳ phát triển sản phẩm. Sự cẩn trọng và từ tốn trong quá trình điều tra này chứng tỏ rằng Samsung đang có sự thay đổi lớn về mặt văn hóa.

"Nếu chúng tôi không thay đổi, chúng tôi sẽ không tồn tại"

Lãnh đạo cấp cao Samsung quỳ gối thể hiện lòng biết ơn tới những nhà phân phối trung thành
Có ít nhất 23 quan chức cấp cao của Samsung Trung Quốc đã bất ngờ bước lên sân khấu và quỳ gối hướng xuống bên dưới, sau đó cúi gập đầu tỏ ý xin lỗi, biết ơn

Dường như Samsung đã ý thức được rằng hãng có thể chịu chung số phận như các thương hiệu lớn khác: BlackBerry, Nokia nếu không thay đổi mạnh mẽ. "Cuộc khủng hoảng của Note 7 chỉ là chất xúc tác mà công ty cần để thay đổi cung cách hoạt động", nguồn tin thân cận với Samsung chia sẻ với Business Insider.

"Nếu chúng tôi (ý nói Samsung) không thay đổi, chúng tôi sẽ không tồn tại", nguồn tin trên chia sẻ thêm.

Một phần trong sự thay đổi đó để đảm bảo rằng sản phẩm của mình hoàn thiện trước khi đem ra công chúng. Tiến nhanh là một điều rất được hoan nghênh, đặc biệt là trong thế giới công nghệ, nhưng điều đó không thể bị trả giá bằng sự an toàn của sản phẩm. Samsung đã học được một bài học đắt giá và bây giờ hãng sẵn sàng để thay đổi.

Các thay đổi sẽ chẳng dễ dàng gì. Bởi văn hóa cấp bách là cứ điểm sâu sắc của công ty và khuếch tán rộng rãi qua các hoạt động khác, bao gồm cả những bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất bán dẫn cho đến pin.

Điều này đặc biệt quan trọng trong năm 2017. Trước khi Note 7 "thất thủ", Samsung đang chuẩn bị cho một siêu phẩm lớn dự kiến ra mắt đầu năm tới. Thế nhưng không may, kế hoạch đã bị ảnh hưởng bởi vụ Note 7 và Samsung sẽ phải cân nhắc thật kỹ trước khi giới thiệu siêu phẩm mới này. Theo giới thạo tin cho biết, thiết bị này được cho là sẽ sở hữu sự thay đổi lớn về thiết kế.

Nhưng nếu muốn sản phẩm tiếp theo của mình thành công, Samsung phải nhớ kỹ bài học của Note 7: Đừng quá vội vàng, cứ chậm mà chắc, để đảm bảo rằng sản phẩm thật sự an toàn tổng thể rồi hãy mang đi thương mại.

Xem thêm: Hoài niệm về dòng Galaxy Note: Bao giờ trở lại thời hoàng kim?

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...