Liệu chúng ta có thật sự cần thêm RAM trên điện thoại Android?
Khi mà "kẻ hủy diệt smartphone" OnePlus 3 sở hữu RAM 6 GB thì có vẻ như số lượng điện thoại Android dùng RAM khủng đang tiếp tục tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, mới đây khi so sánh thực tế, hiệu năng RAM 6 GB của OnePlus 3 còn kém cả các smartphone RAM 4 GB đã đặt ra một câu hỏi hóc búa cho cuộc chạy đua phần cứng này.
Liệu chúng ta có thật sự cần thêm nhiều RAM trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android? Để trả lời câu hỏi này, cần phải hiểu bản chất của RAM trên điện thoại di động cũng tương tự như RAM trên máy tính. Có một điểm rất đặc thù, đó là RAM trên điện thoại di động có tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần so với bộ nhớ trong (ổ cứng) của máy.
Ví dụ, bộ nhớ trong của chiếc Motorola Moto G 3 có thể đọc dữ liệu ở tốc độ 78 MB/giây và ghi dữ liệu ở tốc độ 11.22 MB/giây, nhưng RAM của nó có thể ghi dữ liệu ở tốc độ tới 1.885 MB/giây.
Ngoài việc xử lý dữ liệu tốc độ cao và giúp điện thoại đáp ứng lập tức với các tác vụ, RAM trên điện thoại còn giữ vai trò cốt yếu cho quá trình chạy nền hệ điều hành và chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng mà không bị trễ hay giật lag.
Nhưng lý do tại sao riêng điện thoại Android lại cần tới 4 GB, 6 GB RAM hay thậm chí còn lớn hơn trong tương lai? Có rất nhiều câu trả lời, từ đơn giản tới phức tạp.
Trước hết, cấu trúc chip vi xử lý trên smartphone hiện nay là 64-bit, về lý thuyết cho phép sử dụng hiệu quả tối đa với RAM 4 GB. Quan trọng hơn, Android là một hệ điều hành cho phép bung tràn dữ liệu ra bộ nhớ RAM một cách tự do, miễn là chỗ trống còn khả dụng.
Điều này đồng nghĩa khi máy có càng nhiều RAM thì khả năng xử lý càng hiệu quả và càng nhiều ứng dụng bạn có thể để chạy ngầm. Dễ dàng nhận ra điều này khi kiểm tra trạng thái RAM khi máy chỉ chạy nền hệ điều hành thì nhiều chiếc điện thoại Android cũng đang sử dụng ít nhất 60% tổng dung lượng RAM.
Một chứng minh quan trọng khác được nhiều chuyên gia và người dùng đồng tình do chuyên gia phát triển game Glyn Williams đưa ra, cho thấy lý do điện thoại Android phải dùng nhiều RAM hơn là do hệ điều hành chăm chỉ “trữ file rác” và ứng dụng Java trong quá trình tái sử dụng bộ nhớ. Hậu quả là hệ thống sẽ chạy nhanh khi có đủ bộ nhớ nhưng sẽ chậm hẳn lại khi bộ nhớ đầy lên.
Thông qua đồ thị thống kê, điện thoại Android cần tới một bộ nhớ lớn gấp 4 hoặc 8 lần mức trung bình thì mới có thể hoạt động hoàn hảo. Có thể hiểu tại sao chỉ một thời gian ngắn trước đây các điện thoại Android chỉ có từ 1 - 2 GB RAM nhưng hiện nay đã tăng lên 3 - 4 GB, thậm chí là 6 GB!
Tuy nhiên, vấn đề của RAM còn nằm ở việc phục vụ nâng cấp lên các phiên bản hệ điều hành mới. Dù các nhà phát triển luôn miệng cam kết Android mới hơn sẽ ít ngốn RAM hơn, nhưng thực tế là hầu hết các điện thoại chỉ có 1 GB RAM đang chạy tốt ở Android 4.4.4 KitKat sẽ trở nên chậm và lag “tung chảo” khi lên phiên bản Android Lollipop.
Nhìn ở góc độ thị trường, một số nhà sản xuất lớn áp dụng chiến lược dự phòng cho tương lai khi liên tục tăng RAM lên từ 3 - 4 - 6 GB. Vì dung lượng RAM trên các điện thoại giá rẻ ngày càng tăng lên, các phiên bản sắp tới của hệ điều hành Android cũng sẽ tự nhiên được thiết kế và nâng cấp nhằm sử dụng tối đa lượng RAM này. Đó là chưa kể có thêm RAM thì các nhà phát triển phần mềm ứng dụng cũng thoải mái hơn khi phát triển các sản phẩm phức tạp hơn.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của RAM sẽ chỉ phát huy tối đa khi tỷ lệ thuận với dung lượng bộ nhớ trong. Như một đôi bạn song hành, việc các nhà sản xuất ngày càng tăng dung lượng bộ nhớ trong sẽ kéo theo việc tăng dung lượng RAM như một hệ quả tất yếu.
Vấn đề thực tế cần nhận ra, RAM tăng chỉ hỗ trợ tương ứng theo phiên bản mới của hệ điều hành, và luôn ở mức vừa đủ!
Xem thêm:
- Bạn nghĩ smartphone cần bao nhiêu dung lượng RAM mới đủ xài?
- Đây là lý do OnePlus 3 với RAM 6 GB còn kém hơn cả smartphone RAM 4 GB
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.