Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Dynamic Resolution Scaling là gì? Công nghệ này có ý nghĩa thế nào trong tác vụ xử lý đồ họa của máy tính?

Nếu bạn là một gamer và thường trải nghiệm với những tựa game có mức đồ hoạ khá cao trên laptop, máy tính thì chắc chắn, bạn đã từng nghe qua thuật ngữ ‘Dynamic Resolution Scaling’ một lần. Vậy thì Dynamic Resolution Scaling là gì? Tại sao ngày càng nhiều tựa game được các hãng sử dụng kỹ thuật này để mang đến cho người chơi những trải nghiệm tối ưu với mức đồ hoạ tốt nhất? Trong bài viết này, cùng mình tìm hiểu về Dynamic Resolution Scaling là gì nhé!

Xem thêm: 

Dynamic Resolution Scaling là gì? DRS hoạt động như thế nào?

Dynamic Resolution Scaling (tạm gọi là: chia tỷ lệ độ phân giải động) là một kỹ thuật công nghệ được sử dụng trên các trò chơi PC và Console, công nghệ kỹ thuật này giúp người chơi có thể thay đổi linh hoạt độ phân giải đầu để có thể cải thiện hiệu suất của tựa game. Trong quá trình trải nghiệm, khi bộ xử lý đồ hoạ (GPU) gặp phải một tác vụ ‘khó nhằng’, lúc này DRS (Dynamic Resolution Scaling) sẽ bắt đầu hoạt động, DRS sẽ được sử dụng để giảm độ phân giải đầu ra, nhờ đó mà hiệu suất tổng thể khi trải nghiệm được giữ ở mức ổn định.

Dynamic Resolution Scaling
DRS giúp người chơi có thể linh động thay đổi độ phân giải sao cho tối ưu nhất. Nguồn: Unsplash.

Các bạn có thể hiểu đơn giản đây là một cách nhằm giảm bớt những tác vụ khó khăn cho GPU, giúp duy trì tốc độ khung hình một cách ổn định và mang lại cho bạn những trải nghiệm tốt nhất với tựa game. Ngoài ra, đối với các trò chơi không sử dụng DRS sẽ bị khoá ở độ phân giải đã được đặt sẵn, điều này đồng thời có thể dẫn đến những hiện tượng kém ổn định về hiệu suất trải nghiệm trong một vài trường hợp, hoặc buộc các nhà phát triển tựa game cần phải xem xét những phương pháp giảm tải sao cho tối ưu với người dùng nhất.

Dynamic Resolution Scaling
DRS giúp giảm bớt những tác vụ xử lý khó khăn cho GPU và mang đến một trải nghiệm tuyệt vời cho người chơi. Nguồn: Unsplash.

Trong quá trình sử dụng, kỹ thuật công nghệ này được thực hiện bởi công cụ Game Engine, công cụ này có thể điều chỉnh độ phân giải lên hoặc xuống sao cho hiệu suất được mượt mà và tối ưu nhất. Để có thể làm được như vậy, các nhà phát triển sẽ phải quyết định độ phân giải tối thiếu và độ phân giải tối đa mà tựa game có thể đạt được. Sau đó, thông qua DRS (Dynamic Resolution Scaling), độ phân giải này sẽ có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào phần cứng cấu hình thực tế của người chơi.

Dynamic Resolution Scaling
DRS là một công nghệ được các nhà phát triên game tạo bởi phần mềm Game Engine. Nguồn: Unreal Engine 4.

Quá trình điều chỉnh này không tuyến tính và có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau trên các trục khác nhau. Độ phân giải tỷ lệ trên một trục thường ít được chú ý hơn rất nhiều khi so với độ phân giải thu nhỏ theo tỷ lệ tuyến tính ảnh hưởng đến trục ngang và trục dọc. Thế nên, nhiều tựa game chơi giới hạn khi chơi bị giới hạn tỷ lệ mở rộng theo chiều ngang, mặc dù tựa game đó vẫn được hiển thị đúng ở tỷ lệ khung hình.

Trong quá trình chuyển động của nhân vật hoặc các chuyển động khác trong tựa game, bạn sẽ khó có thể nhận biết được việc độ phân giả của trò chơi bị giảm xuống bởi DRS. Các kỹ thuật bổ sung như khử răng cưa tạm thời sẽ giúp làm mịn các chi tiết lởm chởm xuất hiện khi giảm độ phân giải, nhờ vậy mà DRS sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm của bạn với tựa game.

Dynamic Resolution Scaling
DRS cũng được trang bị những kỹ thuật khử răng cưa trong các khung hình. Nguồn: Unsplash.

Nhìn chung, DRS là một công cụ hữu ích, kỹ thuật này giúp giảm bớt thời gian render cho GPU của thiết bị. Khi một khung cảnh mất quá nhiều thời gian để hiện thị và xuất khung hình (render), tỉ lệ và chất lượng của khung hình sẽ bị giảm đi do GPU của thiết bị không thể xử lý được chúng trong thời gian cần thiết để đạt được tốc độ khung hình (FPS) mong muốn.

Để bạn hình dung rõ hơn, ví dụ: Tốc độ khung hình 60 FPS yêu cầu GPU phải xử lý và hiện thị một khung hình mới trong thời gian là 16,667 mili giây. Tuy nhiên, nếu hiển thị một khung hình nào đó cần mất nhiều thời gian hơn mức này, thì khung hình đó sẽ bị bỏ qua và đồng thời khiến cho tốc độ khung hình tổng thể bị giảm xuống. Công nghệ Variable rate (VRR) làm cho điều này ít bị chú ý hơn bằng cách loại bỏ hiện tượng xé hình đi. Trong khi đó công nghệ kỹ thuật DRS sẽ giúp làm giảm chất lượng khung hình đó xuống và GPU có thể kịp xử lý trong thời gian cho phép, nhằm tăng hiệu suất toàn bộ khung hình khi trải nghiệm.

Dynamic Resolution Scaling
DRS giúp cải thiện hiệu suất khung hình cho người chơi. Nguồn: Unsplash.

Hoặc một ví dụ đơn giản hơn như sau, số lượng pixel trong một bức hình 4K nhiều gấp 4 lần số pixel trong một bức hình 1.080p (Full HD), nên GPU sẽ phải hiển thị render dài gấp 4 lần để xử lý một bức hình 4K so với một bức hình 1.080p. Lúc này DRS (Dynamic Resolution Scaling) sẽ làm giảm độ phân giải và làm giảm thời gian render, giúp GPU có thêm thời gian trống để xử lý những khung hình tiếp theo, đảm bảo tốc độ FPS luôn ở mức tốt nhất.

Dynamic Resolution Scaling
DRS làm giảm độ phân giải xuống mức tốt nhất cho GPU và bảo đảm tốc độ khung hình tổng thể tốt nhất. Nguồn: Unsplash.

Thế nên, nếu với một bức hình độ phân giải 4K đang hiển thị ở tốc độ 30 FPS và bạn muốn đạt được 60 FPS, thì việc giảm một nửa độ phân giải sẽ cho phép GPU đạt được mục tiêu này trong điều kiện lý tưởng và không có cài đặt nào khác bị thay đổi.

Dynamic Resolution Scaling ổn định về tổng thể như thế nào?

Độ phân giải chỉ là một phần trong phương trình thời gian kết xuất khung hình. Bên cạnh đó, độ chi tiết (LOD), chất lượng bóng, chất lượng đổ bóng, … cũng là các phần có thể ảnh hưởng đến thời gian và hiệu suất render của GPU. Thế nên, các nhà phát triển game phải sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, để giảm chất lượng hình ảnh xuống, nhằm đạt được tốc độ khung hình tối đa nhất cho người dùng trải nghiệm tựa game.

Dynamic Resolution Scaling
DRS là một chức năng rất bổ ích đối với những bạn muốn trải nghiệm những tựa game đồ hoạ. Nguồn: Unsplash.

Một trong những lợi ích lớn nhất mà DRS (Dynamic Resolution Scaling) mang lại là kỹ thuật công nghệ này cho phép nhà phát triển bỏ qua nhiều cài đặt khác chỉ để giảm độ phân giải đầu ra của GPU. Điều này giúp cho chất lượng đồ hoạ của tựa game luôn được giữ ở mức ổn định trên các nền tảng hoặc thiết bị khác nhau.

Dynamic Resolution Scaling
DRS vẫn mang đến cho người dùng những chất lượng hình ảnh ở mức tốt nhất. Nguồn: Unsplash.

Thực tế, khi trải nghiệm thì chúng ta cũng không cần phải quá bận tâm đến DRS làm gì, ngoài việc thi thoảng bật hoặc tắt chức năng này trong một số tựa game mà thôi. Ngoài ra, đối với những tựa game trên Console, các nhà phát triển luôn thay đổi trong các bản cập nhật mới nhất dựa trên dữ liệu do nhà phát triển thu thấp được hoặc từ những phản hồi của người chơi để có thể thay đổi sao cho tối ưu nhất, mang đến những trải nghiệm tốt nhất về đồ hoạ cho người chơi. Thế nên, chức năng DRS trong trường hợp này cũng không cần thiết cho lắm.

Tổng kết

Vừa rồi cũng là tất cả những gì mà mình tìm hiểu được về DRS (Dynamic Resolution Scaling) cũng như muốn chia sẽ đến bạn thông qua bài viết này. Vậy bạn có thường sử dụng chức năng DRS này trong quá trình chơi những tựa game của mình hay không? Hãy để lại bình luận ngay bên dưới để mình và mọi người cùng được biết nhé, cảm ơn bạn đã theo dõi đến hết bài viết của mình.

Xem thêm: Độ bao phủ màu DCI-P3 là gì? Khác gì so với sRGB?

Biên tập bởi Quốc Huy
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...