Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

WeChat: Kẻ khiến iPhone bị "thất thủ" ở thị trường béo bở nhất

Dương Lê
10/05/17
Chỉ vì ứng dụng này mà iPhone bị thất thủ ở Trung Quốc
Ảnh Business Insider

Cứ tưởng sức mua iPhone giảm sút là do phần lớn sức ép đến từ các thương hiệu di động nội địa và Samsung, nhưng không ngờ ứng dụng OTT "cây nhà lá vườn" của Trung Quốc cũng góp phần khiến iPhone bị "thất thủ" tại thị trường này.

Hồi tuần trước Apple đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2017, với nhiều thông tin đáng quan tâm. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Apple trong suốt quý này cũng ổn định nhưng không ấn tượng.

Trong khi doanh thu hàng quý tăng nhẹ, doanh số bán iPhone trong quý nói trên lại sụt giảm 1%, điều này được CEO Tim Cook nhận định là do những tin đồn và báo cáo dồn dập về iPhone 8 gây ra.

Từ báo cáo đợt này cho thấy, doanh số iPhone tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường ngoại trừ Trung Quốc. Trong khi châu Mỹ tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, thì ở Trung Quốc lại chứng kiến đợt sụt giảm nghiệm trọng đến 14%.

Nhìn một cách bao quát trong giai đoạn từ 2015 - 2017, doanh thu của Apple tại Trung Quốc đã giảm tới 33%. Dù đây là cách tính cho toàn bộ các dòng sản phẩm, nhưng cũng cho thấy rằng việc kinh doanh iPhone tại thị trường này không tốt bằng những nơi khác.

Theo Apple, công ty đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng doanh thu hai con số mạnh mẽ từ cả Mac và dịch vụ ở Trung Quốc, trong khi doanh thu từ các cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc đại lục tăng 27% so với năm ngoái. Doanh thu máy Mac đặc biệt tăng 20%. Còn iPhone thì buôn bán không như mong đợi.

Chuyên gia Ben Thompson đến từ Stratechery cho biết, hiện người dùng Trung Quốc không còn quan tâm đó là smartphone của thương hiệu gì, chạy hệ điều hành nào. Chỉ cần biết máy đó có chạy mượt và ổn định ứng dụng WeChat hay không.

"Không phải LINE, không phải Whatsapp, cũng không phải Facebook, WeChat mới là ứng dụng phổ biến nhất tại Trung Quốc. Không chỉ để nhắn tin và gọi điện miễn phí qua kết nối internet, ứng dụng này còn can thiệp đến các hoạt động khác, như đọc tin tức, gọi taxi, đặt chỗ ăn uống, thanh toán... Nhất là việc gọi điện bằng WeChat cũng phổ biến hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới", Thompson nói thêm.

Video giới thiệu WeChat

Trang BGR dẫn số liệu từ chuyên gia Connie Chan của Andreessen Horowitz chia sẻ vào năm 2015: Gần 900 triệu người Trung Quốc đang sử dụng WeChat, và nó có tác động rất lớn đến đời sống của họ.

"Apple có thể là hãng smartphone được nhiều người ưa chuộng nhất trên thế giới, nhưng tại Trung Quốc, họ đơn giản chỉ là một nhà cung cấp điện thoại như bao hãng khác", Thompson kết luận.

Đặt trường hợp Apple tung iPhone 8 ra thị trường với nhiều cải tiến đúng như các thông tin rò rỉ trong suốt thời gian qua, cũng chưa chắc model này sẽ thành công tại Trung Quốc.

WeChat "thần thánh" chỉ rộng đường tại Trung Quốc, chứ ở các nước khác chẳng là gì cả

CNN cho biết, mới đây ứng dụng WeChat - thuộc sở hữu của hãng công nghệ Tencent, đã bị chặn tại Nga vì bị cho là đã vi phạm quy định yêu cầu đăng ký thông tin người dùng với cơ quan quản lý của nước này.

Trước đó, vào năm 2013, WeChat đã bị cộng đồng mạng Việt Nam tẩy chay do phát hiện ra việc Tencent bí mật đưa "đường lưỡi bò" vào bên trong ứng dụng này.

WeChat

Bản đồ WeChat bên trái thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, còn bên phải ở phiên bản tiếng Trung Quốc có sự xuất hiện của "đường lưỡi bò" (Ảnh: Internet)

Cụ thể, khi sử dụng WeChat phiên bản tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Anh, tính năng bản đồ trên WeChat không có sự hiện diện của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong khi đó, với phiên bản tiếng Trung Quốc, WeChat thậm chí còn đưa cả "đường lưỡi bò" phi pháp vào trong bản đồ của mình.

Bên cạnh vấn đề "đường lưỡi bò", người dùng Việt cũng rất "nhát tay" khi sử dụng WeChat vì những lo ngại bị ứng dụng này bí mật theo dõi cũng như đánh cắp thông tin trên thiết bị của họ.

Riêng bạn, đã từng hoặc đang sử dụng WeChat không, và đánh giá thế nào về ứng dụng này?

Xem thêm: Dù doanh số iPhone giảm sút, nhưng Apple vẫn kiếm được bộn tiền

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...