Nếu bạn đang loay hoay trong việc lựa chọn laptop gaming, đọc ngay bài viết sau!

Việc lựa chọn laptop chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất kỳ ai, nhất khi đó là một chiếc laptop Gaming. Dưới đây sẽ là những cách chọn laptop gaming giúp bạn tìm đúng được những chiếc laptop chơi game phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của bản thân.
Có vô vàn những yêu cầu đối với một chiếc laptop Gaming, bạn thích vẻ ngoài hầm hố với những dãy phím nhiều màu, bạn thích sự basic nhưng với một chất riêng, bạn muốn chơi các trò chơi đòi hỏi hard-core như The Witcher 3: Wild Hunt và Grand Theft Auto V hay khám phá thực tế ảo với HTC Vive hoặc Oculus Rift. Bạn ngân sách của bạn bỏ ra là bao nhiêu cũng chính là những tư liệu giúp bạn cân nhắc cho sự lựa chọn của mình.
Những điều cần nhớ
- Đừng mua laptop Gaming khi bạn chỉ chơi World of Warcraft hoặc Candy Crush.
- Tránh màn hình cảm ứng. Chúng đắt hơn, hao pin hơn và chẳng có tác dụng cho Gaming.
- Trải nghiệm màn hình to hơn thường đi kèm với sự kém di động, bạn nên cân nhắc thật kỹ
- Hãy chọn một chiếc laptop Gaming có bàn phím cho bạn sự thoải mái, nên ưu tiên trải nghiệm thực tế trước khi mua nhé.
- Tránh các màn hình độ phân giải thấp (nhỏ hơn full HD).
- Đầu tư vào một ổ SSD để cài đặt trò chơi và thời gian tải nhanh hơn.
- Mua một chiếc laptop có ít nhất bộ xử lý Intel Core i7-6700HQ, GPU Nvidia GeForce GTX 1060 và cổng HDMI 1.3 nếu bạn muốn có thể thưởng thức các trò chơi thực tế ảo với Oculus Rift hoặc HTC Vive.
Kích thước bao nhiêu là phù hợp với bạn?

- 17 - 18 inch: Sẽ là ổn, nếu bạn định đặt chiếc máy trong nhà và để trên bàn làm việc hoặc chỉ di chuyển giữa các phòng. Các chiếc laptop phạm vi này thường sẽ mạnh mẽ hơn đơn giản vì chúng có nhiều chỗ cho các thành phần tỏa nhiệt. Nhưng nó sẽ quá nặng nề để mang đi, khó vừa vặn với các loại túi và cần cấp nguồn liên tục.
- Khoảng 15 inch: Với tầm này, bạn có thể sử dụng chiếc laptop chơi game trên đùi và mang theo nó dễ dàng hơn. Các chiếc máy tầm này thường nặng không quá 3.5 kg trong khi thời lượng trung bình là 5.5 giờ cho một lần sạc, đủ cho vài ván game không cần nguồn.
- 13 - 14 inch: Nếu bạn thường xuyên di chuyển và muốn trải nghiệm gaming không bị giới hạn bởi địa lý, thì đây là kích cỡ phù hợp nhất. Các chiếc laptop tầm này không quá nặng thường là dưới 5 kg và thời lượng pin thường cao hơn tầm 7.5 giờ. Đổi lại, các chiếc máy kích cỡ này không đi kèm với CPU hoặc GPU mạnh nhất, vì chúng không có đủ không gian để tản nhiệt.
Cấu hình đồ họa
Card đồ họa hoặc GPU là yếu tố then chốt cho việc lựa chọn laptop Gaming. Nó giúp cung cấp hình ảnh thể hiện trên màn hình từ các dữ liệu và tính hiệu. Trong khi chơi các game nặng quá trình này sẽ bị thổi căng lên, do đó bạn cần một GPU rời với bộ nhớ chuyên dụng của riêng nó, được gọi là VRAM (bộ nhớ video).

Những người gamer trung bình sẽ hài lòng với 4GB VRAM. Và phần lớn các laptop gaming ngày nay đi kèm GPU Nvidia, dưới đây sẽ là vài gợi ý.
- Mức đồ họa trung bình
Nvidia GeForce GTX 1060: giúp bạn chơi Mass Effect: Andromeda hoặc Witcher 3 mà không phải hy sinh một số hình ảnh ‘mát mắt’ như phản xạ nước và tóc trông tự nhiên ở full HD. Bạn có thể kết nối với Rift hoặc Vive của mình để có trải nghiệm thực tế ảo với GPU này.
Nvidia GeForce GTX 1050/1050 Ti: Dưới 1060 một bậc, GTX 1050 giúp tốc độ khung hình ổn định trong các trò chơi tầm trung như Battlefield 1 ở các cài đặt rất khiêm tốn. 1050 Ti thì mạnh hơn một chút và có khả năng hỗ trợ Oculus Rift và các tựa game khác.
- Mức đồ họa cao hơn
Nvidia GeForce GTX 1070: Nó sẵn sàng hỗ trợ VR và có khả năng tạo ra duy trì tốc độ khung hình ấn tượng, nhưng không hoàn toàn tốt như GTX 1080 cao hơn. Bạn có thể mong đợi một số đồ họa mượt mà nghiêm túc ở 1080p và 4K trên các trò chơi hàng đầu như Hitman.
- Mức đồ họa cực cao
Nvidia GeForce GTX 1080: GTX 1080 thường xuyên đứng đầu danh mục hỗ trợ tốt trên các trò chơi cao cấp như Rise of the Tomb Raider và Grand Theft Auto V với các cài đặt hiệu ứng đặc biệt và độ phân giải đều cao. Và tất nhiên, Nvidia 1080 có thể dễ dàng hỗ trợ tất cả các trò chơi lưu thực tế ảo. Và vấn đề chính là nó rất đắt.
Ngoài ra, còn nhiều cách giúp tăng khả năng đồ họa chính khác. Như SLI khi cho phép đồng thời 4 card đồ họa cùng hoạt động cho trải nghiệm ‘max tầm’. Hay việc dùng Nvidia Max-Q, đây là thiết kế mới giúp nâng cấp khả năng của các GTX 1060, 1070 hay 1080 lên tầm cao hơn.
Tấm nền hiển thị thì sao?
Một cấu hình mạnh mẽ, một card đồ họa xuất hình ảnh tuyệt vời chỉ có được thể hiện trên một tấm nền màn hình đủ tốt mà thôi. Chính vì vậy khi mua laptop chơi game bạn cần phải có những lưu ý về màn hình nữa nhé.

- Độ phân giải: Tối thiểu phải là full HD, thậm chí nếu được thì 2K hay 4K trên laptop Gaming không hề thừa thãi. Độ phân giải càng cao thì các chi tiết và màu sắc càng nổi bật.
- Màn hình cảm ứng: Như đã nói phía trên, tính năng này không cần thiết trên hầu hết các laptop Gaming.
- Lớp phủ màn hình: “Mờ hay Bóng”: Team bóng bẩy thích bởi màu sắc rực rỡ, nhưng bề mặt sáng bóng rất dễ bị chói gây khó chịu. Còn những người hâm mộ màn hình mờ thì phàn nàn về màu sắc và chi tiết bị lớp mờ che phủ.
- OLED: Là tương lai của màn hình, tấm nền OLED có nhiều các công dụng như tấm nền mỏng hơn, tiết kiệm điện hơn, mang lại màu sắc, độ tương phản cao và cũng đắt hơn nữa.
- G-Sync hoặc FreeSync: Với bảng điều khiển hỗ trợ công nghệ G-Sync của Nvidia hoặc FreeSync của AMD, cả hai đều được thiết kế để tăng tốc độ làm tươi hình ảnh cho cả full HD lẫn 4K. Xu hướng tần số quét cao 90Hz, 120Hz hay 144Hz đang cung cấp khả năng hiển thị hình ảnh nhanh hơn mà không gây ra hiện tượng giật hình.
Loa, bàn phím, trackpad cũng rất quan trọng
Âm thanh cũng quan trọng như hình ảnh khi chơi game. Bạn có thể sử dụng một chiếc tai nghe ‘xịn’ hầu hết thời gian chơi game. Nhưng đôi khi bạn muốn dùng loa của laptop để lắng nghe soundtrack, tiếng động,... Phần mềm âm thanh Nahimic độc quyền của MSI là phần mềm âm thanh vòm tốt nhất ở cả tai nghe và loa. Dell Audio của Alienware đứng thứ hai, trong khi Dolby Home Theater v4, có sẵn trong laptop Lenovo đứng thứ 3.

Với bàn phím thứ quan trọng trong thao tác điều khiển game thì bạn cần chú ý:
- Hành trình phím: Với bất kỳ thứ gì gần hoặc hơn 2mm sẽ là lý tưởng.
- Độ nảy: Bàn phím cho lực nhấn mức 60 gram sẽ mang lại độ nảy tốt, có độ đàn hồi. Các phím dưới ngưỡng này có xu hướng bị nhão và có thể khiến bạn gõ chậm.
- Khả năng tùy chỉnh: Dù không quá quan trọng nhưng việc có thể đổi màu các dãy phím cũng khiếm chiếc laptop Gaming ngầu hơn.
- Anti-Ghosting: Về cơ bản, tính năng này cho phép hệ thống nhận cùng lúc nhiều phím chức năng được nhấn.
Hầu hết, nhiều người dùng chọn các ‘con chuột rời’ để chơi game nhiều hơn nhưng không có nghĩa một bàn rê nhạy, rộng rãi và mượt mà là thứ không cần thiết.
Yếu tố quan trọng để trở thành laptop chơi game tốt nhất: CPU, RAM và bộ nhớ trong.

Nếu GPU là trái tim của một chiếc laptop Gaming thì CPU, RAM và bộ nhớ trong là bộ não, vùng hải mã và vùng lưu trữ ký ức. CPU xử lý mọi thứ không liên quan đến đồ họa, nó ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể bao gồm trình duyệt, hệ điều hành và các ứng dụng năng suất. Khi chọn CPU, RAM và bộ nhớ trong của bạn, hãy ghi nhớ các mẹo sau.
- Chỉ Intel: Dù có thể bạn sẽ tìm thấy laptop Gaming dùng CPU AMD
- Nên Core I thế hệ gần đây: Mỗi một thế hệ chip Core I thường có số hiệu đứng đầu là số thế hệ, hiện tại đang là 10xxx, thế hệ thứ 10.
- Core i5 là mức tối thiểu: Nếu phải chọn i5 thế hệ mới nhất và i7 của tiền nhiệm thì nên đọc ý tiếp theo.
- Quad-Core là lý tưởng: CPU Core i7 lõi tứ có hậu tố kết thúc bằng HQ hoặc HK. Chip HK là chip nhanh nhất và thậm chí cho phép bạn ép xung chúng.
- Các vấn đề về tốc độ: Bộ vi xử lý Core i5 3,4 GHz sẽ nhanh hơn đáng kể so với chip cùng loại 2,6 GHz. Một số chip mới của Intel có thể được ép xung, có nghĩa là tốc độ được điều chỉnh thông qua một chương trình như Intel Extreme Tuning Utility.
- 8GB chỉ là vừa đủ: Đừng mua máy có mức RAM dưới 8GB. Dù không quan trọng bằng việc có CPU hoặc chip đồ họa nhanh hơn, những lời khuyên 16GB luôn luôn đúng.
- SSD là chân ái, nếu chiếc máy của bạn chỉ có HDD, thì hãng mạnh dạn tìm thêm 1 khe cắm SSD vào.
Cuối cùng là thương hiệu và mức giá

Lời khuyên đó chính là việc hãng bước ra các đơn vị bán hàng cho phép trải nghiệm các mẫu laptop mà bạn định mua, cân nhắc các yếu tố phía trên đã đề cập. Đôi khi cảm xúc mua hàng sẽ là yếu tố quyết định, làm thế nào để cân bằng cả 2 yếu tố cảm xúc và lý trí để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hiện nay có khá nhiều các thương hiệu lớn có dòng laptop dành riêng cho game thủ như Asus, Acer, Lenovo, MSI,... không hề thiếu thốn sự lựa chọn đâu.
Và khi đã cân nhắc các yếu tố cần thiết với nhu cầu bản thân thì lúc đó bạn sẽ có ngay cho mình quyết định mua sản phẩm mới mức giá hợp lý. Lời khuyên chính là đôi khi đừng đánh giá quá cao nhu cầu bản thân để phải ‘vung tay quá trán’. Bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn khi mua các mức cấu hình vừa phải, có thể nâng cấp thêm về sau.

Mua laptop mới tại Thế Giới Di Động và Điện máy XANH trong mùa Back To School vơi giá rẻ không tưởng, ưu đãi đến 700.000 đồng cho học sinh sinh viên. Bên cạnh đó, 100% laptop mua chính hãng sẽ tặng kèm quà ngon. Thời gian áp dụng đến 31/10/2020 nên bạn nhanh tay mua ngay nhé.
Nguồn: Laptopmag
Xem thêm: Top 10 tựa game đua xe hay và có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.