Galaxy A7 (2018): Cách hoạt động của bộ 3 camera trên thiết bị dòng A mới nhất
Mới đây Samsung đã trình làng chiếc smartphone tầm trung Galaxy A7 (2018) với thiết lập 3 camera ở mặt sau. Khá ngạc nhiên khi công ty đã trang bị một tính năng đặc biệt mà cho đến nay chỉ xuất hiện trên các thiết bị hàng đầu như Huawei P20 Pro cho một thiết bị tầm trung.
Liệu 3 camera sau của Galaxy A7 (2018) có đơn thuần là chiến lược tiếp thị để hồi sinh doanh thu cho các thiết bị Galaxy A-series của Samsung không hay đây thực sự là một cơ chế tuyệt vời. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của thiết lập độc đáo này dựa trên những thông tin được Beebom chia sẻ nhé.
Máy ảnh chính
Máy ảnh chính của Galaxy A7 (2018) có cảm biến 24 MP RGB với khẩu độ F/1.7, được đặt ở giữa hai ống kính còn lại theo chiều dọc. Phía trên cảm biến chính là một cảm biến độ sâu 5 MP với khẩu độ F/ 2.2, trong khi ống kính góc rộng 8MP với khẩu độ F/2.4 cùng một trường nhìn 120 độ được đặt ở phía dưới.
Mặt khác, P20 Pro của Huawei có bộ cảm biến RGB 40 MP, ống kính tele 8 MP và ống kính đơn sắc 20 MP.
Về ứng dụng thực tế của cảm biến chính này, cảm biến 24 MP RGB của Galaxy A7 (2018) hoạt động như camera chính và có khả năng kết hợp bốn pixel thành một (pixel-binning) để tạo ra hình ảnh chi chi tiết hơn, đặc biệt là ở điều kiện ánh sáng thấp.
Trình tối ưu hóa cảnh bằng AI
Máy ảnh chính trên thiết bị này được trang bị tính năng tối ưu hóa cảnh xuất hiện lần đầu tiên trên Galaxy Note 9. Điều này cho phép máy ảnh sử dụng thuật toán AI để tự động nhận dạng cảnh và chỉnh sửa cài đặt máy ảnh như cân bằng trắng, độ phơi sáng, độ tương phản và độ sáng cho phù hợp với cảnh.
Hiện tại, tính năng này có thể xác định 19 cảnh bao gồm thực phẩm, phong cảnh, cảnh đêm, động vật và bãi biển cùng một số những cảnh khác. Trình tối ưu hóa cảnh đã thực sự tạo ra sự khác biệt khi nói đến chất lượng hình ảnh tổng thể.
Camera phụ
Cảm biến 5 MP (F/ 2.2) được đặt trên cùng và được sử dụng để ghi lại thông tin chi tiết hình ảnh. Máy ảnh này sẽ tính toán khoảng cách giữa các đối tượng khác nhau trong chế độ xem của nó, sao cho nó có thể tách nền trước và nền sau, tạo độ sâu trường ảnh tốt hơn cho ảnh chụp bokeh.
Vi xử lí được sử dụng giúp tính toán độ sâu và tạo ra hiệu ứng mờ để làm cho đối tượng chính được nổi bật. Samsung cũng cho phép người dùng điều chỉnh cường độ mờ, tương tự trên các dòng flagship của công ty.
Có thể cảm biến đơn sắc sẽ tốt hơn cảm biến độ sâu vì nó có thể chụp được nhiều ánh sáng hơn. Tuy nhiên thấu kính đơn sắc thứ cấp có độ phân giải cao thì lại khá đắt, đó là lý do tại sao chúng thường được trang bị trên các thiết bị cao cấp.
Cảm biến siêu rộng
Cuối cùng, một cảm biến siêu rộng 8 MP (F/ 2.4) với một trường nhìn 120 độ gần giống với góc nhìn thông thường của mắt người. Vì vậy, ống kính siêu rộng 8 MP của Galaxy A7 (2018) sẽ cho phép bạn chụp được tất cả mọi thứ trong tầm nhìn của bạn.
Ống kính góc rộng sẽ rất hữu ích khi bạn muốn chụp ảnh nhóm hoặc chụp toàn cảnh, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Với tất cả những gì Samsung đã tiết lộ cho đến nay, Galaxy A7 (2018) thực sự có một chiếc máy ảnh thực sự tuyệt vời. Bạn cảm nhận như thế nào về thiết lập này của Samsung, cùng chia sẻ với mình trong phần bình luận dưới bài viết này nhé.
Xem thêm:
- So sánh cấu hình giữa Galaxy A7 (2018) và Galaxy A8+ (2018)
- Galaxy A7 2018 trình làng: Smartphone đầu tiên của Samsung có 3 camera mặt sau
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.