Những chiếc laptop gaming mà bạn có thể tìm được trên thị trường hiện nay đa phần đều đi kèm với card đồ họa của NVIDIA. Cách đây 1 năm về trước, những chiếc laptop trang bị card GTX 1650 rất phổ biến với hiệu năng ấn tượng. Vậy hiệu năng GTX 1650 ở thời điểm hiện tại ra sao? Cùng mình đánh giá NVIDIA GeForce GTX 1650 để tìm câu trả lời nha!
Xem thêm:
- Nvidia kỳ vọng Việt Nam thành cứ điểm mới của Tập đoàn tại Đông Nam Á
- Trên tay ghế gaming COUGAR Armor Air: Thiết kế bắt mắt, hoàn thiện tốt
NVIDIA GeForce GTX 1650 là gì? Sau đây là những thông tin mà bạn cần biết
Theo những gì mà mình được biết, Nvidia GeForce GTX 1650 dành cho máy tính xách tay là card đồ họa di động dựa trên kiến trúc Turing (chip TU117). So với các GPU RTX 2000 series đang dần phổ biến hiện nay thì GTX 1650 không tích hợp lõi Raytracing hoặc Tensor. Hiệu suất sẽ nhanh hơn một chút so với GeForce GTX 1050 Ti cũ. So với phiên bản dành cho máy tính để bàn, GTX 1650 có thể sử dụng tất cả 1024 shader của chip TU117, nhưng cũng có những phiên bản có 896 shader.
Một số mẫu laptop hiện được trang bị card đồ họa GTX 1650 mà bạn có thể tìm kiếm tại Thế Giới Di Động như: Acer Nitro 5 Gaming AN515, MSI GF63 Thin 11 SC, ASUS ROG Strix G15 G513IH, Acer Aspire 7 Gaming A715,... Đa phần những sản phẩm trên mình đều có những trải nghiệm rất tốt.
Đa phần những chiếc laptop được trang bị card đồ họa GTX 1650 trên mình đều dành những lời khen có cánh về mặt hiệu năng. Do đó, các bạn cứ yên tâm sử dụng những chiếc laptop này ở thời điểm hiện tại mà không lo lắng về mặt sức mạnh.
Chấm điểm hiệu năng NVIDIA GeForce GTX 1650 và trải nghiệm chơi game
Tuy nói là tốt nhưng mình vẫn sẽ đánh giá sức mạnh của NVIDIA GeForce GTX 1650 với nhiều bài chấm điểm nặng nhẹ khác nhau để mọi người có cái nhìn khác quan hơn. Những bài test mà mình thực hiện là: 3DMark, Superposition Benchmark và GFX BenchMark. Đặc biệt, tất cả những bài test trên được mình thực hiện trên mẫu MSI GF63 Thin 11SC và đều được cắm sạc trong khi test. Kết quả cụ thể như sau:
- 3DMark: 3.174 điểm.
- GFX Benchmark OpenGL: 7381.56 Frames cho Aztec Ruins OpenGL (High Tier).
- GFX Benchmark DirectX 11: 7.914 Frames cho Aztec Ruins DirectX 11 (High Tier).
- GFX Benchmark DirectX 12: 7.987 Frames cho Aztec Ruins DirectX 12 (High Tier).
- GFX Benchmark Vulkan: 8.554 Frames cho Aztec Ruins Vulkan (High Tier).
- Superposition Benchmark: 4.371 điểm.
Nhìn chung, những số điểm mà NVIDIA GeForce GTX 1650 trên MSI GF65 Thin 11SC mà mình chấm ra đều rất tốt. Những điểm số trên cho thấy đây vẫn là card đồ họa đáng dùng hiện nay trên thị trường.
Vậy còn khả năng chơi game thì sao nhỉ? Mình cũng đã trải nghiệm 4 tựa game nặng nhẹ trên mẫu MSI GF63 Thin 11SC như: Shadow Of Tomb Raider Definitive Edition, Liên Minh Huyền Thoại, EA FC Online và ARK Survival Evolved để kiểm tra sức mạnh của NVIDIA GeForce GTX 1650. Đồng thời mình cũng sử dụng MSI Afterburner chuyên cho việc đo FPS, nhiệt độ CPU, mức RAM tiêu thụ, lẫn FPS,...
- EA FC Online
Với tựa game nhẹ này, mình đã thiết lập đồ họa ở mức cao nhất. Trong quá trình chơi, máy hoạt động rất mượt và GPU NVIDIA GeForce GTX 1650 không phải hoạt động quá nhiều.
- Liên Minh Huyền Thoại
Ở tựa game này, MSI GF63 Thin 11SC vẫn hoạt động rất mượt mà và ổn định trong thời gian dài. Cho thấy những tựa game eSports không thể làm khó được NVIDIA GeForce GTX 1650.
- ARK Survival Evolved
Sang tựa game nặng hơn một chút là ARK Survival Evolved, mình đã thiết lập đồ họa ở mức mặc định bởi sau nhiều lần chơi thì mình thấy thiết lập này là hợp lý nhất. Trong quá trình chơi ARK Survival Evolved, chiếc laptop của mình hoạt động ở mức ổn, FPS biến động liên tục và nhiệt độ tăng nhanh.
- Shadow Of Tomb Raider Definitive Edition
Ở tựa game này, mình đã đẩy thiết lập đồ họa lên cao. Trong quá trình chơi, MSI GF63 Thin 11SC hoạt động tương đối ổn dù vẫn có vài chỗ bị lag nhẹ nhưng không thành vấn đề.
Tổng kết lại phần này cho thấy, NVIDIA GeForce GTX 1650 cho ra điểm hiệu năng tốt và trải nghiệm chiến game ổn với các trò chơi eSports phổ biến hiện nay. Còn với những tựa game đòi hỏi độ phân giải cao hơn thì chỉ dừng ở mức ổn chứ không quá tốt.
Kiểm tra nhiệt độ của NVIDIA GeForce GTX 1650
Một trong những điều mà các bạn quan tâm là vấn đề nhiệt độ trong khi sử dụng, đặc biệt là những thiết bị được trang bị card đồ họa rời. Do đó, mình đã thực hiện bài test nhiệt độ bằng HWiNFO64 để kiểm tra nhiệt độ mà NVIDIA GeForce GTX 1650 tỏa ra trên MSI GF63 Thin 11SC. Điều kiện là chơi 2 tựa game Shadow Of Tomb Raider Definitive Edition và ARK Survival Evolved.
Đầu tiên là ARK Survival Evolved, mình đã chơi trong vòng 1 tiếng đồng hồ và mức nhiệt mà HWiNFO64 đạt được là khoảng 70 độ C. Nhìn chung đây là mức nhiệt ổn và đảm bảo bạn có thể chiến game thoải mái trong thời gian dài.
Tiếp theo là Shadow Of Tomb Raider Definitive Edition, nhiệt độ cũng dao động ở mức 70 độ C sau 1 tiếng chơi. Một con số không quá nóng và hợp lý khi mình chỉ chơi game.
Nhìn chung, NVIDIA GeForce GTX 1650 tỏa nhiệt không quá cao và khi mình tham khảo trên các diễn đàn thì những mức trên là rất bình thường. Thêm nữa, xung quanh thân laptop gaming luôn có hệ thống tản nhiệt hầm hố nên mọi người sẽ luôn có trải nghiệm thoải mái khi dùng.
Tổng kết
Nhìn chung, NVIDIA GeForce GTX 1650 vẫn là một card đồ họa rất đáng dùng hiện nay. Không chỉ là chơi game mà NVIDIA GeForce GTX 1650 vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt mọi nhu cầu khác của người dùng.
Các bạn đánh giá sao về NVIDIA GeForce GTX 1650? Các bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho mình biết với nha!
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 15.6", Full HD (1920 x 1080), 144Hz
- CPU: Ryzen 7, 4800H, 2.9GHz
- Card: GTX 1650 4GB
- Chất liệu: Vỏ nhựa - nắp lưng bằng kim loại
- Khối lượng: 2.1 kg
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 15.6", Full HD (1920 x 1080), 144Hz
- CPU: i5, 11400H, 2.7GHz
- Card: GTX 1650 4GB
- Chất liệu: Vỏ nhựa
- Khối lượng: 2.2 kg
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 15.6", Full HD (1920 x 1080), 144Hz
- CPU: i5, 11400H, 2.7GHz
- Card: GTX 1650 Max-Q 4GB
- Chất liệu: Vỏ kim loại
- Khối lượng: 1.86 kg
Hết hàng tạm thời
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 15.6", Full HD (1920 x 1080)
- CPU: i7, 9750H, 2.6GHz
- Card: GTX 1650 Max-Q
- Chất liệu: Vỏ kim loại
- Khối lượng: 1.86 kg
Nếu quan tâm các laptop gaming sử dụng card đồ họa của nhà NVIDIA, các bạn có thể ghé Thế Giới Di Động hoặc nhấn vào nút màu cam bên dưới để tham khảo và sở hữu cho mình một chiếc laptop Lenovo ưng ý nhé!
LAPTOP CÓ CARD ĐỒ HỌA RỜI GIÁ TỐT TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Xem thêm: AMD và Nvidia được cho là đang phát triển vi xử lý ARM mới
Biên tập bởi Quốc Huy