Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

4 cách áp dụng hiệu quả cho người đang cần cai nghiện smartphone!

Đóng góp bởi Trấn Minh
01/01/23
Cách cai nghiện smartphone

Với ta bây giờ thì smartphone đã trở thành người bạn thân thiết, kề bên gần như mọi lúc mọi nơi. Và có khi nào bạn thầm nghĩ có phải bản thân đã quá phụ thuộc hay nghiện loại thiết bị này? Nếu có, hãy thử những cách sau để cai nghiện xem nhé!

Dưới đây sẽ là 4 cách cần thực hiện tuần tự và liên tiếp nhau, kết quả mang lại không hẳn sẽ làm bạn thoát ly hoàn toàn với smartphone nhưng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với chúng, từ đó tạo nên thói quen bớt phụ thuộc phần nào.

1. Bật chế độ đừng làm phiền

Chắc đã có đôi lần bạn dùng đến chế độ đừng làm phiền (hay yên lặng) trên điện thoại khi có mặt ở những cuộc họp quan trọng của công ty, trong giờ học hoặc lúc cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau khi đọc bài viết ở đây, hãy thử trưng dụng chế độ này nhằm cai nghiện smartphone xem sao. Quả thật, một chiếc điện thoại hoàn toàn yên lặng, không bị tác động bởi các thông báo sẽ giúp bạn bớt phân tâm rất nhiều.

Bật chế độ đừng làm phiền

Song chỉ cần lưu ý rằng, bạn phải thực hiện việc này một cách nghiêm túc, tức là đừng tìm một thiết bị thay thế như tablet hay đừng suốt ngày lo sợ đánh mất những thông báo từ Facebook hay tin nhắn của bạn bè. Tốt nhất, bạn nên chọn khoảng thời gian nào đó thích hợp trong ngày (ngoại trừ thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm việc), chỉ cần khoảng 30 phút rồi tăng dần theo thời gian là đủ. Ngoài ra, khi lo ngại việc bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng từ sếp, những người cực kì quan trọng thì bạn vẫn có thể cài đặt thông báo ưu tiên, chỉ cho phép những người trong danh sách trắng liên hệ trong "giờ giới nghiêm".

2. Đặt smartphone ở nơi khó nhìn thấy

Người nước ngoài (có cả tác giả bài này) thường và có dùng câu "Out of sight, out of mind" (nghĩa thuần Việt là xa mặt cách lòng), ở đây nhằm ám chỉ việc nếu bạn để smartphone ngoài tầm mắt thì sẽ rất ít khi táy máy mà nhấc chúng lên sử dụng. Cách này rất hữu ích và thường được sử dụng bởi những công ty lớn, được biết trước khi vào phòng họp mọi người phải chủ động bỏ điện thoại của họ vào một chiếc giỏ ngoài cửa phòng.

Đặt smartphone ngoài tầm với

Tất nhiên, khi thực hiện cách này không đồng nghĩa là bạn sẽ để thiết bị của mình bừa bãi ngoài tầm kiểm soát đến khi cần lại quên bẻng mất đi vị trí mà chỉ là để nó ở một nơi khó thấy, xa tầm với như trong ngăn kéo bàn, ba lô, đầu tủ lạnh... khiến cho ta cảm thấy lười tìm và không muốn dùng nữa.

3. Chơi trò "Ụ rơm smartphone - Ai sẽ trả tiền?"

Cách thứ ba này rất hay và dành áp dụng khi chúng ta đang làm bài tập nhóm ở một quán cafe hay đi ăn cùng bạn bè, các thành viên trong gia đình. Luật chơi sẽ yêu cầu mọi người đặt smartphone của họ vào chính giữa bàn, cố gắng chất lên giống như ụ rơm nếu có thể. Sau đó, nếu điện thoại của ai rung lên làm ụ rơm đổ hay có tiếng chuông phát ra hoặc một người nào đó buộc lòng phải dùng smartphone thì họ sẽ phải thanh toán hóa đơn. Dĩ nhiên, số phần trăm trên tổng hóa đơn mà họ cần trả tùy theo quy định của nhóm các bạn và nếu mọi chuyện suôn sẻ tới cuối buổi gặp mặt thì hóa đơn sẽ được thanh toán theo "kiểu Mỹ".

Chơi trò ụ rơm xem ai sẽ phải trả tiền

Thú thật là mình chưa từng chơi trò này trước đây cho đến khi xem và viết lại bài này. Và theo mình tìm hiểu thì lý do người phương Tây bày ra trò này là nhằm tìm lại những phút team work thật đoàn kết hay khoảnh khắc đáng nhớ bên bạn bè, gia đình. Họ không muốn các thành viên cứ ghì đầu, cúi mặt vào điện thoại thay vì tán chuyện với mọi người xung quanh.

4. Tậu một chiếc smartwatch về dùng

Vừa nghe qua có vẻ rất vô lý kiểu như "Cai nghiện smartphone để rồi dùng smartwatch, thế thì được gì?" nhưng nếu xét kĩ vẫn có lý do cần đến smartwatch. Chúng ta đều biết, dù các nhà sản xuất đang cố nhồi nhét thật nhiều tính năng vào một chiếc đồng hồ nhỏ gọn để nó có thể mạnh mẽ như điện thoại nhưng về cấu tạo vật lý, giới hạn kích thước thì chúng không thể nào đem lại trải nghiệm thú vị hay gây nghiện như một chiếc smartphone có màn hình to, loa ngoài lớn,... được. Thế nên, việc dùng một chiếc đồng hồ thông minh để vừa làm trang sức vừa để cách ly dần với smartphone cũng không phải là một ý kiến tồi! 

Dùng smartwatch thay vì smartphone

Phía trên là 4 cách để bạn dần bớt phụ thuộc và cai nghiện được thói quen dùng smartphone bất chấp thời gian, địa điểm của mình. Không biết, các bạn đã từng áp dụng cách nào chưa? Hãy comment bên dưới bài viết nhé! 

Nguồn: AndroidPit

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...