Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Các chiêu thức lừa đảo online hiện nay ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Hình thức lừa đảo này hướng người dùng bấm vào các liên kết độc hại một cách dễ dàng nhằm khai thác thông tin như là thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu. Từ đó thực hiện các hành vi xấu gây ảnh hưởng đến người dùng. Cùng xem nhé!
1. Tin nhắn cảnh báo máy tính bị nhiễm virus
- Cách nhận biết
Đột nhiên máy tính hiện cảnh báo "máy tính đã bị virus xâm nhập" hiển thị trên màn hình trong lúc bạn đang lướt web. Cảnh báo này sẽ gợi ý bạn tải 1 chương trình duyệt virus cụ thể nào đó, nếu bạn tải xuống chương trình được gợi ý này, máy tính của bạn sẽ bị cài 1 phần mềm chứa mã độc từ đó thông tin của bạn sẽ dễ dàng bị đánh cắp.

1. Tin nhắn cảnh báo máy tính bị nhiễm virus
- Cách phòng tránh
+ Bạn hãy đầu tư cho máy tính 1 phần mềm diệt virus chất lượng.
+ Cài đặt các phần mềm chặn quảng cáo trên máy tính.
2. Lời mời kết bạn bất ngờ
- Cách nhận biết
Bạn nhận được lời mời kết bạn trên Facebook từ 1 người mà mình đã kết bạn thì rất có thể đó là kẻ lừa đảo. Bời vì một kẻ xấu có thể tái tạo lại trang thông tin cá nhân của một người trên Facebook bằng cách dùng ảnh đại diện và thông tin trong phần “About” (về bản thân) của người bị làm giả, sau đó kẻ xấu sẽ gửi “lời mời kết bạn” tới tất cả bạn bè của người bị làm giả trang cá nhân (có thể bạn nằm trong danh sách này). Nếu bạn lỡ ấn nút đồng ý, kẻ gian có thể sẽ nhắn tin để tìm hiểu nhiều hơn nữa về bạn, hỏi mượn tiền hay tìm cách gặp gỡ bạn.

2. Lời mời kết bạn bất ngờ
- Cách phòng tránh
+ Hãy xác nhận lời mời với người bạn "hiện có" để chắc chắn là thật trước khi nhấn nút chấp nhận.
+ Bạn không nên nhận lời mời kết bạn từ người lạ mặt.
+ Không nên chia sẻ lên mạng những thông tin cá nhân riêng tư.
3. File đính kèm trong thư điện tử
- Cách nhận biết
Bạn nhận được 1 thư điện tử, trong thư điện tử có chứa các liên kết để dẫn đến 1 trang web chia sẻ các file lừa đảo. Nếu lỡ tải xuống, thiết bị của bạn sẽ nhiễm phần mềm chứa mã độc, dữ liệu trong máy sẽ bị khóa lại để yêu cầu tiền chuộc.
Hoặc có thể bạn nhận quà hay quảng cáo bán phần mềm giá rẻ từ 1 địa chỉ email lạ, ngay khi bạn nhấn vào các liên kết đính kèm, thông tin cá nhân của bạn sẽ dễ dàng bị đánh cắp.

3. File đính kèm trong thư điện tử
- Cách phòng tránh
+ Không nên mở các file đính kèm hoặc đường dẫn tới trang web chia sẻ file đối với các thư không xác định rõ được người gửi.
+ Xóa ngay khi nhận được thư điện tử từ những người không quen biết.
+ Không cám dỗ trước những món quà nặc danh.
4. Điểm truy cập Wi-Fi miễn phí
- Cách nhận biết
Tại các điểm truy cập Wi-Fi miễn phí (nơi công cộng, quán xá,..). Nếu bạn sử dụng mạng Wi-Fi miễn phí này, kẻ gian có thể truy cập máy tính của bạn để khai thác dữ liệu cá nhân.

4. Điểm truy cập WiFi miễn phí
- Cách phòng tránh
+ Hạn chế truy cập vào mạng Wi-Fi công cộng.
+ Không thực hiện giao dịch tài chính khi thiết bị đang vào mạng Wi-Fi công cộng.
+ Đầu tư thiết bị phát sóng Wi-Fi di động có cài mật mã.
5. Lừa đảo tình cảm qua mạng
- Cách nhận biết
Kẻ lừa đảo sẽ làm giả tài khoản trên trang web hẹn hò. Họ dành một thời gian dài để xây dựng quan hệ trước khi dựng lên một câu chuyện đáng tin để lừa tiền.
Ví dụ: Họ nói bị tai nạn nghiêm trọng để xin tiền trợ giúp. Nếu được bạn gửi tiền, đối phương sẽ lập tức biến mất không dấu vết.

5. Lừa đảo tình cảm qua mạng
- Cách phòng tránh
+ Tuyệt đối không gửi tiền cho bất cứ ai qua mạng (dù là người lạ hay quen).
+ Cắt đứt mọi liên lạc khi phát hiện đối phương có dấu hiệu của kẻ lừa đảo.
Một số sản phẩm laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Giúp bạn biết cách bảo vệ chính mình khi thực hiện các thao tác trên mạng để tránh bị lừa đảo. Nên nhận thức rằng mạng là nơi có nhiều lỗ hổng và 100% là không an toàn. Thận trọng với việc cung cấp thông tin của mình là cách bảo vệ mình tốt nhất! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!
Bạn có làm được hướng dẫn này không?
Có
Không