Một số mẫu máy tính để bàn đang kinh doanh tại TGDĐ:
Khi bạn sử dụng máy tính, bạn luôn muốn máy tính của mình chạy mượt hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn thì bộ nhớ flash chính là thứ cần thiết cho máy tính của bạn. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu bộ nhớ flash là gì, cấu tạo và các loại bộ nhớ flash trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bộ nhớ flash là gì?
Về kỹ thuật thì bộ nhớ flash là một loại EEPROM - bộ nhớ đọc/ghi bằng điện và không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện. Chúng có ô nhớ được lập bằng 2 dạng cổng logic là NAND và NOR và cho phép đọc/ghi từng khối nhỏ hoặc theo từ của máy (machine word). Nó khác với EPROM phải xóa toàn bộ hoặc khối lớn trước khi ghi mới.
Bộ nhớ flash là gì
Bộ nhớ flash dùng để lưu trữ dễ dàng và nhanh chóng trong máy tính. Có thể hiểu đơn giản nó là một thiết bị lưu trữ di động như ổ cứng không dùng lưu tạm thời.
Phổ thông nhất chính là thẻ nhớ và ổ USB flash để lưu trữ và truyền dữ liệu giữa các máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác.
2. Bộ nhớ flash có những loại nào?
Flash hiện tại có hai loại bộ nhớ đó là NAND và NOR. Trên thực tế, bạn sẽ thấy flash NAND nhiều hơn vì đây là thành phần lưu trữ trên thẻ nhớ, USB, ổ cứng SSD hay chip nhớ trong điện thoại.
- Flash NAND
Flash NAND cơ bản là SLC (single-level cell), tức là chỉ có thể lưu một bit dữ liệu trong một ô nhớ. Đây là loại bộ nhớ tốc độ cao, ổn định và đắt nhất trong các loại flash NAND phổ biến hiện nay. Chỉ có một vài dòng SSD cao cấp dành cho doanh nghiệp mới sử dụng SSD SLC mà thôi.
Tương tự chúng ta có MLC (multi-level cell) và TLC (triple-level cell) và mới đây là QLC (quad-level cell) với khả năng lưu trữ lớn hơn, giá thành rẻ hơn nhưng đổi lại độ bền, tính ổn định cũng giảm dần. Hiện tại SSD phổ biến nhất thường sử dụng TLC.
Hiện tại, các nhà sản xuất còn giới thiệu công nghệ gọi là 3D NAND - xếp chồng rất nhiều lớp, để tăng dung lượng cho thẻ nhớ, chip nhớ hay SSD. Nhờ đó mà chúng ta có những chip nhớ nhỏ hơn một chiếc đồng xu nhưng lưu trữ được cả TB dữ liệu.
Flash NAND
- Flash NOR
Công nghệ flash NOR cho phép các lệnh của máy được truy xuất và chạy trực tiếp từ chip, giống như cách một máy tính truyền thống lấy các lệnh trực tiếp từ bộ nhớ chính. Tuy nhiên, tại một thời điểm, NOR phải ghi các khối dữ liệu lớn hơn NAND.
Flash NOR có giao diện bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh (SRAM) bao gồm đủ các chân địa chỉ để ánh xạ toàn bộ chip, cho phép truy cập vào từng byte được lưu trữ trong nó.
Công nghệ flash NOR cũng đắt hơn và có chi phí trên mỗi bit cao hơn NAND. NOR chủ yếu được sử dụng để thực thi mã, trong khi bộ nhớ flash NAND chủ yếu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
Flash NOR
Khi nói đến mức tiêu thụ điện năng, bộ nhớ flash NOR yêu cầu dòng điện cao hơn NAND khi được bật nguồn lần đầu. Tuy nhiên, khi đã bật nguồn, yêu cầu năng lượng dự phòng cho NOR thấp hơn nhiều so với NAND. Do đó, NOR thường tốt hơn cho việc đọc ngẫu nhiên từ bộ nhớ, trong khi NAND hiệu quả hơn trong việc ghi, xóa và đọc.
Flash NOR thường được sử dụng nhiều nhất trong điện thoại di động, dụng cụ khoa học và thiết bị y tế.
3. Cấu tạo của bộ nhớ flash
Bộ nhớ flash được cấu thành từ các phần tử (cell) nhớ riêng lẻ với các đặc tính bên trong giống như những cổng logic tương ứng đã tạo ra nó. Do đó, ta có thể thực hiện thao tác đọc/ ghi, lưu trữ dữ liệu theo từng phần tử (cell) nhớ một.
Cấu tạo của bộ nhớ flash
Một số sản phẩm Laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ flash cũng như các loại bộ nhớ flash và cấu tạo của nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!