Một số mẫu laptop đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Nếu bạn đang sử dụng laptop thì chắc hẳn sẽ quen thuộc với ổ cứng SSD. Và bên cạnh đó, còn có 1 bộ phận khác tương tự như SSD đó là eMMC với thiết kế gắn liền vào bo mạch. Vậy bạn có biết eMMC là gì? Chức năng của eMMC trên thiết bị của bạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. eMMC là gì?
eMMC là viết tắt của "embedded Multi-Media Card", đây là một loại bộ nhớ, bao gồm cả bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash được tích hợp trên cùng một bo mạch.
eMMC có ít nhất 3 thành phần – MMC (thẻ đa phương tiện), bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash, được cung cấp trong một gói BGA tiêu chuẩn công nghiệp (Ball Grid Array).
Bộ nhớ eMMC
Các sản phẩm thông dụng ngày nay như máy tính bảng, điện thoại thông minh thông thường sẽ lưu nội dung vào bộ nhớ flash. Tuy nhiên, do công nghệ bán dẫn được thực hiện cho phép tăng dung lượng lưu trữ khiến bộ nhớ flash làm việc kém hiệu quả. Vì vậy eMMC được phát triển hơn để nhóm bộ điều khiển vào cùng bộ nhớ.
Thiết kế nhỏ gọn của eMMC làm cho nó trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, TV, đồng hồ, và các thiết bị nhà thông minh.
Hiện, chuẩn eMMC được sử dụng rộng rãi là v4.5.
Chuẩn eMMC phổ biến là v4.5
2. Nguyên lý hoạt động của eMMC
Do bộ nhớ flash và bộ điều khiển nằm trên cùng 1 mạch tích hợp, mạch được nối với bảng mạch chính thiết bị nên CPU không còn phải xử lý việc đặt dữ liệu vào bộ nhớ mà eMMC sẽ làm nhiệm vụ đó. Điều này giúp tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm thời gian cho thiết bị.
3. Tốc độ truyền dữ liệu của eMMC
Tiêu chuẩn hiện tại cho chuẩn lưu trữ eMMC là 5.1, có thể cung cấp hiệu quả tốc độ truyền lên đến khoảng 400MB/s, ngang ngửa với SSD SATA.
Tuy nhiên, đây chỉ là xét về mặt tốc độ, do cổng bộ nhớ ít hơn nên khối lượng dữ liệu eMMC truyền đi sẽ ít hơn. Cụ thể, eMMC chi truyền dữ liệu qua một cổng duy nhất, trái lại thì SSD lại có nhiều đường truyền hơn, thế nên tuy cùng tốc độ nhưng lượng dữ liệu thì eMMC lại không vượt trội bằng.
Tốc độ truyền của eMMC khoảng 400MB/s
4. Không gian lưu trữ tối đa của eMMC
Nếu bạn đã mua một chiếc smartphone hoặc máy tính bảng, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy rằng nhiều chiếc đi kèm với bộ nhớ 32GB hoặc 64GB. Đây là những kích thước phổ biến của bộ nhớ eMMC, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy bộ nhớ 128GB và 256GB.
eMMC với bộ nhớ 64GB
5. Lợi ích của bộ nhớ eMMC
- Do không chú trọng vào việc thiết kế giao diện nên eMMC giúp các nhà phát triển thu về linh kiện nhiều nguồn khác, giảm chi phí, và tăng năng suất.
- Tốc độ nhanh tựa như SSD.
- Giá thành thấp.
- Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản hóa về giao diện đem lại thuận tiện cho người dùng vì chỉ việc “cắm vào và chơi”.
Thiết kế nhỏ gọn đem lại tiện lợi cho người dùng
6. So sánh eMMC và SSD, nên dùng loại nào?
|
SSD
|
eMMC
|
Nguyên lý hoạt động
|
Thay vì sử dụng các phiến đĩa và đầu kim, SSD sử dụng những con chip NAND Flash để lưu trữ dữ liệu. Những con chip này là một tập hợp các ô nhớ (memory cell), dữ liệu sẽ được ghi vào các ô này và sẽ không mất đi ngay cả khi bị ngắt điện, chứ không mất đi như chip trên RAM.
|
Các bộ điều khiển được đặt trong chip eMMC có khả năng đưa dữ liệu vào bộ lưu trữ, cho phép CPU của thiết bị bảo tồn tốc độ và năng lượng, hạn chế của nó cho các tác vụ điện toán khác. Việc sử dụng bộ nhớ flash NAND của eMMC cũng đòi hỏi rất ít hoặc không có nguồn điện từ thiết bị.
|
Khả năng lưu trữ
|
SSD có dung lượng cao hơn, thường bắt đầu với 128GB, thậm chí lên đến 1TB.
|
eMMC thường có không gian lưu trữ 32GB, 64GB, 128GB và 256GB.
|
Tốc độ ghi, đọc dữ liệu
|
SSD mang lại hiệu suất tốt hơn trong việc lưu trữ tệp lớn và tốc độ truyền tối đa của SSD cao hơn nhiều so với eMMC.
|
eMMC chạy nhanh hơn để lưu trữ và truy xuất tệp nhỏ. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của eMMC là khoảng 400MB/s.
|
Giá thành
|
Giá thành cao.
|
Giá thành thấp.
|
Tóm lại, nếu bạn cần một thiết bị di động hoặc máy tính xách tay giá cả phải chăng để lướt web và thực hiện một số tác vụ cơ bản thì bộ nhớ eMMC sẽ phù hợp với bạn.
Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng máy tính xách tay cho tác tác vụ nặng hơn như chơi game, thiết kế đồ họa,… thì bạn nên cân nhắc chọn SSD nhé!
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn biết thêm về eMMC. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo.