Card GTX có làm đồ họa được không? Có nên mua không?
GTX là tên viết tắt của cụm từ Giga Texel Shader eXtreme được dùng để chỉ dòng sản phẩm được thiết kế dành cho mục đích chơi game, ngoài ra đáp ứng các nhu cầu khác như đồ họa, giải trí.
Card GTX được sản xuất bởi tập đoàn công nghệ NVIDIA. Dòng card GTX đầu tiên được ra mắt đó là dòng 200 series với 2 đại diện là GTX 260 và GTX 280. Mỗi lần ra mắt, NVIDIA sẽ thay đổi kiến trúc card đồ họa như dòng 200 và 300 series sẽ có kiến trúc Tesla, dòng 400 và 500 series sẽ có kiến trúc Fermi.
Cho đến thế hệ mới nhất - 16 series, được giới thiệu vào năm 2019 bao gồm GTX 1650, GTX 1660, GTX 1660Ti và các mẫu SUPER đã phát triển dựa trên kiến trúc Turing - có hiệu suất gấp 1,4 lần so với các phiên bản tiền nhiệm và mang lại trải nghiệm chơi game nhanh hơn, mát hơn và êm hơn.
NVIDIA Geforce GTX
Những card đồ họa có chữ GTX đầu tiên thì ta có thể hiểu rằng đây là dòng card đồ họa phục vụ cho nhu cầu chơi game và thiết kế đồ họa.
Một hoặc hai chữ số đầu tiên sau chữ "GTX" là chỉ thế hệ của card đồ họa đó. Số càng lớn chứng tỏ card càng mới và có hiệu năng cao hơn.
Ví dụ: GTX 1070 thuộc thế hệ thứ 10, GTX 1650 thuộc thế hệ 16.
Hai chữ số cuối cùng chỉ ra sức mạnh của card đồ họa đó. Số càng lớn chứng tỏ card càng mạnh hơn các dòng cùng thế hệ. Thấp nhất là 50 và cao nhất là 90.
Ví dụ: card đồ họa 1070 sẽ yếu hơn card đồ họa GTX 1080 nhưng mạnh hơn các card GTX 1060, GTX 1050,...
Hậu tố card GTX hiện nay bao gồm: Ti, SUPER
Lấy ví dụ chi tiết về card đồ họa NVIDIA Geforce GTX 1650 thì card đồ họa này được chia thành 5 phần chính là NVIDIA, Geforce, GTX, 16 và 50
Cách đặt tên card GTX
Card GTX vốn được sản xuất dùng cho mục đích chơi game hơn là mục đích đồ họa. Tuy nhiên, card GTX vẫn đủ để đáp ứng một số nhu cầu thiết kế đồ họa không quá phức tạp, quy mô dự án nhỏ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, quy mô dự án và cách làm việc, cấu hình phần mềm mà chúng ta sẽ cân nhắc để chọn lựa một loại card đồ họa phù hợp để tận dụng được tối đa hiệu suất của chúng.
Đối với nhu cầu thiết kế đồ họa 2D
Card GTX sẽ thích hợp đối với nhu cầu thiết kế đồ họa 2D đơn giản
Trong trường hợp này, chúng ta có thể dùng card GTX 1650, GTX 1650 Max-Q (phiên bản đơn giản và tinh gọn hơn của GTX 1650), GTX 1660 Ti và không nhất thiết phải sử dụng card Quadro bởi vì giá thành của chúng khá cao và không tận dụng hết được sức mạnh của card Quadro.
Card GTX phù hợp để thiết kế đồ họa 2D
Đối với nhu cầu thiết kế đồ họa 3D
Card GTX sẽ khó đáp ứng được nhu cầu thiết kế đồ họa 3D bởi vì hiệu năng render không đủ mạnh để xử lý những phần mềm đồ họa 3D - ngốn rất nhiều dung lượng và cần phải có bộ nhớ VRAM lớn.
Lúc này một số người dùng sẽ nghĩ ngay đến card Quadro - dòng card được sản xuất để dùng cho mục đích đồ họa chuyên nghiệp nhưng tùy vào tính chất công việc và quy mô dự án để xét xem có chọn card Quadro hay không. Card RTX cũng là một lựa chọn không tồi để làm đồ họa 3D bởi nó không quá khác biệt về mặt hiệu suất, render nhanh hơn so với Quadro.
Chọn card RTX trong những trường hợp sau đây:
Card RTX sẽ hoạt động hiệu quả ở những dự án nhỏ
Chọn card Quadro trong những trường hợp sau đây
Chỉnh sửa video cơ bản
Card GTX có thể được sử dụng để chỉnh sửa video cơ bản
Những mẫu card đồ họa có thể sử dụng là GTX 1650, GTX 1650 Ti, GTX 1660 Ti
Card GTX có thể đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa video đơn giản
Chỉnh sửa video chuyên nghiệp
Chọn card RTX trong những trường hợp sau đây:
Chọn card Quadro trong những trường hợp sau đây:
Kết luận
Card Geforce GTX sẽ dành cho những ai có nhu cầu đồ họa từ đơn giản (thiết kế đồ họa Photoshop, AI, Lightroom,...) đến tầm trung (thiết kế nhà dân, những công trình có quy mô nhỏ, không tốn quá nhiều dữ liệu).
Đối với những nhu cầu thiết kế, chỉnh sửa video chuyên nghiệp hơn, dành cho những dự án có quy mô lớn, cần phải có bộ nhớ VRAM đủ lớn để chứa dữ liệu thì có thể chọn card RTX hoặc card Quadro tùy vào trường hợp đã phân tích ở trên.
Tham khảo một số laptop có card GTX đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
SẮM NGAY LAPTOP SỞ HỮU CARD GEFORCE GTX CỰC XỊN
Xem thêm:
Một số mẫu laptop sử dụng card Geforce GTX đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc rằng card GTX có làm đồ họa được không và nên dùng card GTX trong trường hợp nào. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
↑
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để Chia sẻ bài viết, bình luận, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Game App của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.