Công nghệ hiển thị card màn hình ngày càng được phát triển, hãng NVIDIA luôn đưa ra những sản phẩm mang tính đột phá. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn về kiến trúc Turing và Pascal của NVIDIA
NVIDIA là tập đoàn đa quốc gia được thành lập năm 1993, chuyên về sản xuất các bộ vi xử lý đồ họa (GPU) và công nghệ chipset cho các thiết bị điện tử có hỗ trợ hình ảnh
1. NVIDIA Turing là gì?
Turing là kiến trúc GPU thế hệ thứ tám của NVIDIA - cho phép GPU sử dụng công nghệ Ray Tracing đầu tiên trên thế giới. Các ứng dụng có thể mô phỏng thế giới vật lý ở tốc độ gấp 6 lần của thế hệ Pascal trước đó. Hiện tại, NVIDIA đã tự đổi mới lĩnh vực đồ họa máy tính với sự ra mắt của kiến trúc GPU NVIDIA Turing. Đây được coi là bước phát triển nối bật nhất kể từ khi cho ra mắt GPU CUDA vào năm 2006, Turing có RT Cores mới giúp tăng tốc độ Ray Tracing Cores và Tensor Cores tích hợp cho cho suy luận AI, Deep Learning. Chúng hoạt động song song, tương trợ lẫn nhau để công nghệ Real Time Ray Tracing (RTRT) trở nên trơn tru hơn

Nổi bật trong công nghệ NVIDIA Turing phải kể đến dòng sản phẩm NVIDIA RTX 2080. Card đồ họa GeForce RTX được trang bị bởi kiến trúc GPU Turing và nền tảng RTX hoàn toàn mới. Điều này mang lại cho bạn hiệu năng lên tới 6 lần so với các card đồ họa thế hệ trước và mang lại sức mạnh của việc dò tia thời gian thực và AI cho các trò chơi.
2. NVIDIA Pascal là gì?
Dòng NVIDIA series 10 như GTX 1060/1070/1080,… đánh dấu sự thống trị thị trường sau nhiều biến động của NVIDIA. Bí quyết nằm ở vi kiến trúc Pascal hoàn toàn mới mẻ hoàn toàn vượt trội so với vi kiến trúc Maxwell đời cũ, với kích thước nhỏ cộng với hỗ trợ tốc độ tốt hơn các dòng Maxwell gấp 10 lần, bên cạnh đó là khả năng hỗ trợ băng thông lên tới 1 TB và bộ nhớ GDDR5, GDDR5X, HBM2 từ 16 GB chính là chìa khóa cho sự thành công của dòng này.

Nổi bật nhất tại thời điểm này, NVIDIA GTX 1080 là một đại diện sáng giá nhất cho các dòng NVIDIA Pascal. Hỗ trợ độ phân giải 4K, là card đồ họa đầu tiên hỗ trợ bộ nhớ GDDR5X - cho băng thông gấp đôi GDDR5. Ở GTX 1080 hỗ trợ đa màn hình, thiết lập kính VR, và hỗ trợ màn hình chuẩn 4K ở một số game.
3. Khác biệt giữa NVIDIA Turing và Pascal
Turing là sự thừa kế của công nghệ tiền nhiệm Pascal. Ngoài những khác biệt bên ngoài như cấu trúc của GPU, điểm khác biệt lớn nhất của Turing và Pascal nằm ở nhân xử lý RT Cores và nhân Tensor Cores (Turing). Turing là GPU hỗ trợ Real Time Tracing – giúp chất lượng đồ họa của game trở nên sắc nét và chân thực hơn nhờ vào công nghệ rọi bóng, phản chiếu ánh sáng và nhiều hiệu năng khác.

Nhân Tensor Cores của Turing hỗ trợ Artificial Intelligence (AI) và Deep Learning giúp xử lý những thuật toán, các tính toán góc độ đồ họa các nhau. Đồng thời nhân này cũng hỗ trợ cho 1 kỹ thuật tiên tiến như Deep Learning Super-Sampling (DLSS) – giúp cho việc khử răng cưa, làm mịn ảnh, giữ cho độ phân giải của game đạt mức ổn định.