Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Xuất hiện phần mềm đòi tiền chuộc

06/12/10

Giống như các chương trình phần mềm đòi tiền chuộc (ransomware) trước nó, GpCode mã hóa tập tin của nạn nhân và sau đó yêu cầu trả tiền cho khoá giải mã. Phiên bản mới của GpCode - được công ty bảo mật Kaspersky gọi là GpCode.AX – hơi “ác hiểm” hơn những phiên bản trước đó. Chương trình ghi đè các tập tin với dữ liệu được mã hóa, gây ra tổn thất toàn bộ dữ liệu gốc, và sử dụng những thuật toán mã hóa mạnh hơn - RSA-1024 và AES-256.

Xuất hiện phần mềm đòi tiền chuộc

"Đây là loại phần mềm độc hại (malware) rất nguy hiểm vì cơ hội nhận lại dữ liệu của bạn là rất thấp", ông Vitaly Kamluk, chuyên gia phòng thí nghiệm malware của công ty bảo mật Kaspersky viết trong một bài đăng blog mô tả vụ tấn công. "Nó gần như việc loại bỏ vĩnh viễn dữ liệu từ ổ cứng của bạn".

Phiên bản ransomware GpCode cuối cùng được biết đến từ 2 năm trước đây. Các công ty chống virus đã ngay lập tức phân tích mã ransomware để tìm những lỗi có thể cho phép giải mã. Viết mã mã hóa tốt là rất khó khăn, và nhiều phiên bản trước của chương trình đã có sai sót, cho phép các công ty bảo mật giúp đỡ nạn nhân phục hồi ít nhất một số dữ liệu của họ.

Nếu người sử dụng chuẩn bị đúng cách, việc bảo vệ chống lại tấn công ransomware rất đơn giản: Chỉ cần đảm bảo bạn thực hiện sao lưu thường xuyên, huấn luyện người sử dụng phục hồi dữ liệu nếu bạn đã từng đối mặt với mối đe dọa ransomeware.

Đối với các nạn nhân không cần sao lưu, những người có phản xạ nhanh vẫn có thể bảo vệ dữ liệu, ông Kamluk cho biết. Khi nạn nhân nhận thấy dữ liệu của mình đã bị mã hóa, ngay lập tức họ phải rút phích cắm PC ra khỏi nguồn điện.

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...