Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

[Xu hướng] Ví điện tử: Khi smartphone là chiếc ví an toàn và tiện lợi cho bạn!

Nguyễn Nhật
07/08/15

Không còn phải sử dụng tiền mặt hay thẻ thanh toán, chỉ cần một chiếc smartphone, bạn đã có thể thoải mái tung tăng khắp nơi và thanh toán hàng hóa chỉ bằng một cái “phẩy tay” với công nghệ thanh toán không cần tiếp xúc (contactless payment) được tích hợp sẵn. Đó là trên thế giới, liệu ở Việt Nam công nghệ này có thể phát triển trong thời gian tới hay không?

vi-dien-tu-1

Chiếc ví điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Nhật từ năm 2004, do nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất nước này là NTT DOCOMO phát triển. Với tên gọi theo tiếng địa phương là osaifu-keitai, ví điện tử đã được sử dụng ở hơn 300.000 kênh bán lẻ trên khắp đất nước Nhật Bản. Trở ngại lớn nhất thời điểm đó là người tiêu dùng phải mua hàng tại các điểm bán hàng có thiết bị đầu cuối tương thích. Ở Nhật đã có khoảng 78.000 gian hàng có thiết bị hỗ trợ dịch vụ Osaifu-Keitai và 25.000 gian hàng dùng dịch vụ thẻ tín dụng.

Xu hướng chung trên toàn thế giới

vi-dien-tu

Ví điện tử không phải là một công nghệ mới. Cách đây vài năm, các khách hàng ở một số quốc gia đã có thể “phẩy tay để thanh toán” khi mua hàng bằng thẻ thanh toán không tiếp xúc như Paypass của Mastercard và WavePay của Visa. Gần đây hơn, điện thoại di động bắt đầu được sử dụng như một trào lưu mới để thanh toán khi mua hàng. Được tích hợp công nghệ không dây có tên gọi là Near Field Communications (NFC), khách hàng chỉ cần hướng chiếc điện thoại tại cổng đọc điện tử hỗ trợ NFC là nó tự động thanh toán các món đồ đã mua.

Tại Pháp, công ty điện thoại nổi tiếng Orange của tập đoàn France Telecom và T-Mobile của tập đoàn Deutsche Telekom đã cam kết hợp tác với Barclaycard để thương mại hóa dịch vụ ví di động vào quý II/2011 trên khắp châu Âu. Chính phủ Pháp đang cung cấp tài chính cho 9 thành phố ở nước này gồm Paris, Marseille và Toulouse triển khai dịch vụ ví di động.

vi-dien-tu2

Ở Tây Ban Nha, ngân hàng La Caixa, nhà cung cấp dịch vụ di động Telefonia và gã khổng thanh toán Visa đã chạy thử nghiệm dịch vụ ví di động ở 500 cửa hàng. Dịch vụ này cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản ngân hàng qua điện thoại di động chỉ với một cái “vẩy tay” trên màn hình cảm ứng để mua các sản phẩm trị giá dưới 20 euro.

Như chúng ta đã biết, hai "gã khổng lồ" trong giới công nghệ là Apple và Samsung cũng đã ra mắt tính năng "chạm để thanh toán": Apple Pay và Samsung Pay. được xem là bước tiến đáng kể nhất, cho thấy tham vọng của các "đại gia" này trong việc lấn sân sang thị trường thanh toán điện tử, dựa trên hạ tầng công nghệ đã được chuẩn bị từ lâu.

apple_pay

Ví điện tử tại Việt Nam sao chưa phát triển?

Tính từ năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm dịch vụ ví điện tử cho 6 công ty: VietUnion (Payoo), MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service. Chỉ trong một năm hoạt động, khoảng 70.000 ví điện tử đã được mở, trong đó Payoo (của VietUnion) có số lượng nhiều nhất: hơn 32.000 ví, tiếp đó là VNPay với hơn 30.000 ví và MobiVi trên 7.000 ví. Đến cuối năm 2009 đã có 9 Ngân hàng Thương mại ký kết và triển khai dịch vụ ví điện tử, 110 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử

vi_momo

Đến năm 2010, mạng di động VinaPhone đã chính thức khai trương dịch vụ ví điện tử MoMo. Đây là dịch vụ đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người tiêu dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử ngay trên điện thoại di động một cách nhanh chóng và thuận tiện. Dịch vụ ví điện tử MoMo liên kết giữa VinaPhone với nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam M-Service và hệ thống các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, ABBANK…

Nhưng sau 5 năm phát triển, chiếc “ví thần” này cũng gặp nhiều thách thức để tìm chỗ đứng trên thị trường. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2013, cả nước có trên 1,84 triệu ví điện tử, tổng lượng giao dịch trong năm đạt 23.350 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD). So với quy mô của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, con số này còn khiêm tốn. Chỉ tính riêng thị trường thẻ, đến năm 2013 cả nước đã có hơn 66 triệu chiếc, tổng doanh số giao dịch nội địa lên tới 1,1 triệu tỷ đồng (52 tỷ USD).

vi-thanh-toan

Có thể nói, khá nhiều dịch vụ ví điện tử đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này. Lý do xảy ra tình trạng này có rất nhiều. Trước hết, hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán ví điện tử chưa ra đời khiến người tiêu dùng e dè bởi không có chế tài để bảo vệ khi xảy ra các hành vi gian lận, tranh chấp. Hiện nay, cả 9 doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép làm dịch vụ này đều chỉ dưới hình thức thí điểm.

 law_2

Thứ hai, để ví điện tử hoạt động tốt cần có cộng đồng sử dụng. Tuy nhiên điều này ở Việt Nam chưa có, dẫn đến tình trạng loạn ví điện tử thanh toán như hiện nay. Rất nhiều ví điện tử đang có mặt trên thị trường nhưng không liên thông với nhau nên rất khó cho người sử dụng. Giống như trước kia chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng làm việc rút tiền từ các máy ATM rất khó khăn.

Nguyên nhân tiếp theo là do người sử dụng chưa hiểu rõ và chưa có được nhiều thông tin về loại hình dịch vụ này. Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có câu “Đồng tiền gắn liền khúc ruột” nên họ vẫn còn e dè khi tham gia vào các giao dịch này. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng khi tiếp nhận cái mới cũng tạo nên một rào cả khá nặng nề với ví điện tử.

tien-viet

Ngoài ra, điểm hạn chế lớn nhất của ví điện tử có lẽ nằm ở sự tích hợp bởi hệ thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh và bày bán hàng hóa, dịch vụ. Và quan trọng hơn là ví điện tử rất khó sử dụng và do tâm lý tiêu dùng và sử dụng tiền của người Việt chúng ta, và ngay cả tôi cũng vậy: bỏ tiền vào trong ví thật cho chắc ăn, người đâu tiền ở đó, phải không nhỉ?

Lời kết

Nói như vậy không có nghĩa là thị trường ví điện tử tại Việt Nam không có cơ hội để phát triển. Việt Nam có gần 90 triệu dân, trong đó 35% dưới 35 tuổi. Số người sử dụng Internet xấp xỉ 24 triệu, số thuê bao di động đạt hơn 60 triệu, số chủ thẻ và chủ tài khoản tiền gửi thanh toán mới đạt trên 15 triệu dân nhưng tốc độ tăng trưởng đến 200% hàng năm trong ba năm qua. Những yếu tố này đưa nước ta thành thị trường giàu tiềm năng cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến và di động, trong đó có dịch vụ ví điện tử.

thanh toán điện tử smartphone

Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường ví điện tử hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Điều này có nghĩa là thị trường này rất có tiềm năng. Tại Việt Nam, xu thế chung của thị trường đang tạo ra cơ hội cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cho nên, chắc chắn đây sẽ là xu hướng phổ biến trong tương lai gần!

Bạn đã dùng (hay có ý định) dịch vụ ví điện tử hay không? Bạn thấy phiền phức hay tiện lợi khi sử dụng dịch vụ này? Hãy đóng góp ý kiến với chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...