Speedtest: VN là á quân về mức tăng trưởng tốc độ download bằng mạng di động
Công cụ đo tốc độ mạng Speedtest của Ookla cho thấy tốc độ internet trung bình trên toàn thế giới đã tăng 30% trong năm 2017. Dù Netflix và Google đều có những thử nghiệm riêng, nhưng chúng đều không thể sánh bằng Speedtest, ứng dụng kiểm tra tốc độ kết nối mạng của Ookla.
Tháng 8 vừa qua, Ookla đã tung ra bản Speedtest Global Index với chức năng khảo sát dữ liệu trên toàn thế giới, giúp bạn đo lường tốc độ internet tại đất nước và khu vực của mình. Họ cũng giới thiệu Global Speed, công cụ cho biết tốc độ internet trung bình trên toàn cầu.
Theo kết quả từ Speedtest, tốc độ tải xuống (download) trên thiết bị di động (mobile) tăng 30.1%, trong khi tốc độ tải lên (upload) tăng 38.9%. Tốc độ tải xuống bằng băng thông rộng cố định (fixed) tăng 31.6%, còn tốc độ tải lên tăng 25.9%.
Vào tháng 11, Speedtest ghi nhận 119 quốc gia có tốc độ tải về trên thiết bị di động nhanh hơn mức trung bình toàn cầu là 20.28 Mbps, trong khi 134 nước khác đạt tốc độ chậm hơn. Về băng thông rộng, có 71 quốc gia ghi nhận thông số trên mức trung bình và 185 quốc gia thấp hơn.
Các quốc gia có sự tăng trưởng tốc độ kết nối internet trên di động ấn tượng nhất là Lào (cao nhất – 249.5%), Việt Nam, Trinidad & Tobago, Hong Kong và Lebanon. Các nước cải thiện băng thông rộng bao gồm Reunion, Guatemala, Ghana, Peru, Ấn Độ và một hòn đảo nhỏ của Pháp ngoài bờ biển Châu Phi.
Trong khi đó, tốc độ tại nhiều quốc gia giảm sút, đáng chú ý là Puerto Rico (giảm 39.8% tốc độ tải xuống trên di động) do chịu ảnh hưởng từ cơn bão.
Xem thêm:
- Huawei sẽ ra mắt smartphone hỗ trợ mạng 5G vào năm 2019?
- Nếu không có smartphone, hàng trăm triệu người sẽ khó tiếp cận internet
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.