Muốn tranh cãi với nhau? Đừng dùng Facebook làm công cụ giao tiếp
Trang The Daily Dot vừa đề cập đến một vấn đề rất thú vị: Khi bạn dự định bỏ ra hàng giờ tranh luận với bạn bè trên Facebook, hoặc thậm chí một người lạ thông qua phần comment của các bài đăng, hãy cân nhắc đóng laptop hoặc tắt màn hình điện thoại. Vì sao vậy?
Trong một nhận định được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu khoa học, tốt hơn là bạn nên lắng nghe nhau theo đúng nghĩa đen thay vì tranh luận bằng các thiết bị di động.
Cụ thể, một nghiên cứu mới của Đại Học California Berkeley và Đại Học Chicago đã chỉ ra: Khả năng bạn bác bỏ luận điểm của ai đó sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn lắng nghe hoặc quan sát người đó nói chuyện trực tiếp với mình thay vì đọc văn bản họ gửi, kể cả trong trường hợp những từ ngữ được sử dụng là giống nhau.
Để tăng tính xác thực, nghiên cứu này đã mời 300 người tham gia vào việc đọc, xem video hoặc nghe một số cuộc tranh luận về các chủ đề như chiến tranh hay âm nhạc. Sau đó, họ được yêu cầu đánh giá người khác với những quan điểm mà mình không đồng tình.
Trong khi những người đọc luận cứ có khuynh hướng thể hiện thái độ hung hãn với đối tượng đang tranh luận, nhóm người thực hiện hành động nghe - nhìn người khác chia sẻ ít có khả năng bác bỏ ý kiến của họ hơn.
Juliana Schroeder, trợ lý giáo sư tại Trường Kinh Doanh Haas ở Berkeley nói với tờ Washington Post: Chủ đề này đã được khơi mào khi một trong các nhà nghiên cứu nhận thấy giữa việc đọc và lắng nghe phát biểu của một chính trị gia, cách ông phản ứng ở từng trường hợp có sự khác biệt.
Schroder và nhóm nghiên cứu của cô cũng đã tiến hành thử nghiệm khác với tính chất tương tự, trong đó 600 người đánh giá 8 người đang thảo luận về sự ủng hộ dành cho 1 trong 2 ứng cử viên chính của cuộc bầu cử năm 2016.
Một lần nữa, trong khi không đồng ý với những người có ý kiến trái ngược với mình, nhóm người tham gia phán xét đã trở nên mềm mỏng hơn khi các lập luận có thể quan sát trước mắt hoặc nghe được.
“Khi hai người có niềm tin khác nhau, họ sẽ không chỉ cố chấp nhận ra sự khác biệt về quan điểm mà còn cố gắng hạ thấp quan điểm của người còn lại.
Bởi vì tư tưởng của một ai đó không thể trực tiếp trải nghiệm bởi đối phương nên đặc tính của một chủ đề muốn tranh cãi cần phải được rút ra thông qua các tín hiệu gián tiếp từ tiếng nói, yếu tố bị mất trong việc giao tiếp bằng văn bản” – Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu.
Vì vậy khi có bất đồng, theo mình bạn hãy hạn chế nhắn tin trên Facebook và nên hẹn gặp nhau, khi đó mọi chuyện sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Bạn có thường xuyên tranh luận với bạn bè hoặc người lạ trên Facebook? Liệu có phải khi bất đồng quan điểm với ai đó, chúng ta nên nói ra thay vì gõ hoặc viết? Cùng chia sẻ thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé.
Xem thêm:
- Bạn có biết chúng ta kiểm tra smartphone đến 10.000 lần trong năm?
- Facebook ra mắt Messenger Kids giúp ba mẹ kiểm soát con cái dễ dàng hơn
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.