Đừng tin! Smartphone không thể bị hack chỉ là... chiêu trò quảng cáo

Thị trường smartphone đang phải đau đầu với vấn đề bảo mật vì các hacker ngày càng có những cách thức tấn công nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Vậy nên việc một chiếc smartphone được quảng cáo là cực kì bảo mật hay không thể bị xâm nhập trái phép, có cả những "chú dế" được rao bán với cái giá tận 14 ngàn USD với cam kết thông tin của bạn sẽ được an toàn liệu có là sự thật hay chỉ nhằm để dụ khách hàng?
Trước khi trả lời cho câu hỏi, chúng ta hãy thử nghĩ như thế này: smartphone bạn đang bỏ trong túi của mình có cấu hình mạnh gấp hàng chục lần chiếc máy tính được cho là nhanh nhất cách đây 20 năm. Có hàng chục triệu dòng code đang "tồn tại" trong chiếc smartphone của bạn.
Cùng với đó là những vấn đề khác như các ứng dụng được viết bởi những lập trình viên không quá giỏi về bảo mật hay như con chip với phần mềm gốc bên trong để điều khiển nó được viết bởi những công ty còn dính một số lỗi bảo mật mà họ chưa tìm ra được.
Với những điều vừa nêu trên, khi chúng kết hợp lại với nhau, dù nhiều hay ít thì các lỗ hổng bảo mật đều được tạo ra. Vậy nên trước mắt thì câu nói "smartphone của hãng chúng tôi không thể bị hack" chỉ là "đòn tâm lý" nhắm vào những người dùng phổ thông mà thôi.

Xét kỹ hơn vấn đề nhằm chứng minh rằng smartphone không thể bị hack, trang TechCrunch cho rằng việc các hacker ngày càng chuyên nghiệp đã đe doạ cả người dùng lẫn những nhà sản xuất smartphone và công ty Gartner gọi đây là thời đại của việc "Phòng thủ từ xa", bắt đầu ngay từ những thiết bị di động.
Tất cả mọi người, dù là dùng smartphone đến từ hãng nào đi chăng nữa, cũng nên hết sức cẩn trọng trong việc tải về những ứng dụng được cho phép góp mặt trên các "chợ ứng dụng" chính thức, như: Play Store của Google hay App Store của iOS.
Không một ứng dụng hay bộ phận kiểm duyệt nào có thể "soi" kĩ đến từng dòng code của các ứng dụng để phát hiện ra những điểm nghi vấn! Chưa hết, nếu sử dụng smartphone, bạn còn có thể bị "tấn công" thông qua những bức email, trang web giả mạo.
Ngay chính những người dùng Việt Nam đã thấu hiểu điều này khi họ vô tình nhấp vào những trang web không rõ nguồn gốc trên Facebook, và rồi tài khoản lẫn những thông tin cá nhân quan trọng cứ thế "dứt áo ra đi".
Điều đáng chú ý ở chỗ những hãng smartphone tuyên bố điện thoại của họ không thể bị hack thường dùng Android để làm hệ điều hành cho máy. Sự mâu thuẫn lúc này mới gia tăng lên đỉnh điểm vì Android là một hệ điều hành với mã nguồn mở, có đến hơn 100 lỗi bảo mật được phát hiện và "vá" kịp thời trong mỗi năm.

Và dường như việc vá lỗi cho Android sẽ chẳng bao giờ dừng lại, chỉ trong tháng 8 năm 2016, đã có đến 42 lỗi bảo mật được đánh giá là nghiêm trọng đã được tìm thấy trên Android.
iOS cũng chỉ đỡ hơn đôi chút khi trong tháng 7 vừa qua đã bị phát hiện tồn tại tới 29 lỗi bảo mật và tất nhiên Apple đã "vá" chúng ngay lập tức.
Thế nên tóm lại thì sẽ có những chiếc smartphone có độ bảo mật cao hơn những dòng điện thoại khác, nhưng câu chuyện về việc smartphone "bất chấp" các hacker có lẽ chỉ có trong trí tưởng tượng và tỏng các dự án marketing của các hãng sản xuất điện thoại mà thôi.
Là một người tiêu dùng phổ thông, cách tốt nhất là bạn hãy tự bảo vệ lấy thông tin của chính mình bằng nhiều phương thức khác nhau, đừng quá trông chờ vào câu nói "smartphone của hãng chúng tôi không thể bị xâm nhập" bạn nhé.
Xem thêm:
- Malware* trên Android đang gia tăng và lan truyền nhanh như dịch bệnh
- 5 việc bạn thường làm trên Internet, nhưng nó lại khiến ta lâm nguy
- Trình duyệt Microsoft Edge sẽ bảo mật hơn Chrome & Firefox
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.