Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Vì sao sau tất cả, Samsung và Apple lại phải cần đến nhau?

Đóng góp bởi Nguyễn Nhật
10/04/17
samsung_apple_handshake_800x450

Trong tháng này, thế giới công nghệ đã chứng kiến một sự hợp tác rất lớn giữa Samsung và Apple, hai "Gã khổng lồ" những tưởng sẽ mãi đối đầu nhau. Vậy tại sao họ lại quyết định hợp tác với đối thủ lớn nhất của mình? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Apple, Samsung và bản hợp đồng 9 tỉ USD

Nhiều trang tin nước ngoài như Chosun Biz, ET News và BusinessInsider đồng loạt cho hay, Apple và Samsung Display, công ty chuyên cung cấp màn hình cho các đối tác khác và nằm dưới sự quản lí của Samsung, đã tiến hành kí kết với nhau một bản hợp đồng có thời hạn lên tới 2 năm.

Cụ thể hơn, trong bản hợp đồng này, phía Samsung sẽ tiến hành cung cấp màn hình OLED cho mẫu iPhone thế hệ kế tiếp. Tính riêng trong năm 2017, Samsung sẽ phải sản xuất từ 70 đến 92 triệu màn hình OLED cho Apple.

iphone_man_hinh_cong_800x450
Ảnh: 9to5mac

Nếu con số trên là sự thật, chúng ta sẽ được chứng kiến đến 40% số lượng iPhone ra mắt trong năm nay sẽ được trang bị màn hình OLED. Nhưng quan trọng hơn, bản hợp đồng này cho thấy sự hợp tác một cách mạnh mẽ giữa Apple và Samsung.

Màn hình là một thành phần rất quan trọng trên một "chú dế" thông minh, và Apple đã quyết định chọn Samsung làm nhà cung cấp màn hình OLED, chứng tỏ "Táo khuyết" đã bắt đầu có một sự tin tưởng dành cho đối thủ lớn nhất của mình.

Và đó không phải là vụ làm ăn duy nhất giữa Apple và Samsung

apple_samsung_800x450
Ảnh: Theverge

Vào tháng 10 năm 2014, trang tin PhoneArena cho biết Samsung và Apple đã đạt thoả thuận ngầm trong việc cung ứng linh kiện để lắp ráp iPhone 6. Cụ thể hơn, Samsung đã cung cấp pin cho mẫu iPhone đời 2014 của Apple, tuy nhiên không cho biết chi tiết số lượng iPhone 6 dùng pin Samsung là bao nhiêu.

1 năm sau, vào năm 2015, trang GSMArena đưa tin Samsung chính thức trở thành nhà cung cấp chip Apple A9 cho mẫu iPhone 6s của Apple, bên cạnh TSMC của Đài Loan. Qua đó đánh dấu thêm một sự hợp tác lớn giữa hai "gã khổng lồ" này.

Chưa hết, vào tháng 2 năm nay, trang Ubergizmo cho biết sau khi đầu tư thêm cho dây chuyền sản xuất chip, Samsung dự tính sẽ sản xuất phần lớn chip Apple A12 cho iPhone vào năm 2018.

Nhưng hai bên từng có quá khứ không mấy mặn mà

apple_vs_samsung_800x450
Ảnh: Webtekno

Ngày 15/4/2011, Apple đã cáo buộc Samsung đã cạnh tranh không lành mạnh với dòng iPhone khi ngang nhiên "học hỏi" cả về giao diện, thiết kế, vi phạm 16 bằng sáng chế của Apple và nhiều công nghệ khác để làm ra chiếc Galaxy S.

Samsung ngay sau đó đã kiện ngược lại Apple, họ cho rằng "Táo khuyết" cũng xâm phạm không ít bằng sáng chế của mình. "Gã khổng lồ" của Hàn Quốc quyết định kiện đến cùng, họ nộp đơn lên các toà án ở Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật), Mannheim (Đức) và cả toà án ở California (Mỹ) hòng đòi lại công bằng cho mình.

Apple cũng "không phải dạng vừa" trước các động thái đáp trả từ phía Samsung, họ đưa 12 sản phẩm, trong đó có Galaxy S II và Galaxy Tab 10.1, vào danh sách "Các thiết bị sao chép iPhone, iPad".

Đến tận tháng 10/2016, Samsung đã bị Tòa án tại Mỹ xử thua cuộc. Theo Bloomberg, Samsung sẽ phải trả cho Apple một số tiền lên tới 119.6 triệu USD vì sao chép các tính năng như vuốt để mở khóa, tự động sửa lỗi trong đánh văn bản và tính năng chạm để gọi điện.

Tuy nhiên, vụ kiện tụng giữa hai bên vẫn chưa dừng lại. Đến tháng 1/2017, Tòa Phúc thẩm Hợp chúng quốc cho liên bang tại Mỹ đã mở lại hồ sơ vụ việc Samsung sao chép kiểu dáng iPhone và hiện tại kết quả vẫn chưa được đưa ra.

Dẹp đi những hiềm khích, Samsung và Apple vẫn phải cần đến nhau

samsung-apple-fight
Ảnh: Giga

"Yêu nhau lắm, cắn nhau đau" có lẽ câu nói phù hợp dành cho tình cảnh giữa Apple và Samsung. Sau hàng loạt vụ kiện tụng phiền phức, những cuộc đấu khẩu, châm chọc nhau trên phương tiện truyền thông những tưởng chẳng có hồi kết. Cả hai hãng công nghệ lớn nhất thế giới đã quyết định bắt tay nhau để cùng thống trị thị trường công nghệ.

Vì sao lại như vậy? Trước hết, về phần của Apple, họ cần một đối tác đủ trình độ và khả năng để sản xuất ra những linh kiện rất quan trọng như chip, RAM, bộ nhớ trong cho iPhone hay iPad của mình.

Và với việc Samsung chịu đầu tư vào những dây chuyền sản xuất chip mới nhất, điển hình là dòng chip Exynos 8895 trên Galaxy S8 của Samsung đã được sản xuất trên dây chuyền tân tiến nhất. Còn đối tác nào đủ làm Apple yên lòng hơn trong việc cung cấp linh kiện cho họ ngoài đối thủ lớn nhất của "Táo khuyết"?

Đó là chưa kể đến việc Samsung đang nắm trong tay công nghệ màn hình cong mà không đối thủ nào có được, đó chính là công nghệ làm ra màn hình vô cực trên Galaxy S8. Vậy nên khi chọn Samsung là đối tác trong việc cung cấp màn hình cong OLED, Apple hoàn toàn yên tâm sẽ không có sự cố nào xảy ra với màn hình của những chiếc iPhone 8 trong thời gian tới.

apple_samsung_cnet_800x450
Ảnh: Cnet

Về phần của Samsung, sau khi phải đối chọi với quá nhiều đối thủ, đặc biệt là những hãng công nghệ đang ngày một nổi lên nhanh chóng như Huawei hay OPPO. Việc họ bắt tay hợp tác phần nào với Apple sẽ giúp Samsung "thêm bạn bớt thù".

Hơn nữa, những bản hợp đồng từ Apple luôn béo bở, và không phải nhà sản xuất nào cũng may mắn giành được những bản hợp đồng từ tay "Táo khuyết". Thế nên khi có được lợi nhuận từ việc cung cấp linh kiện cho Apple, Samsung sẽ có thêm một khoản tiền đáng kể để đầu tư cho các hạng mục khác để làm ra những siêu phẩm như Galaxy S8.

Và khi nhận được sự tin tưởng từ "ông vua" của làng smartphone, Samsung cũng đã ngầm chứng minh rằng họ là một trong những hãng công nghệ chuyên cung cấp linh kiện chất lượng hàng đầu thế giới, dằn mặt được những công ty cung cấp linh kiện khác, qua đó thu hút nhiều hơn các bản hợp đồng đến từ nhiều nhà sản xuất smartphone khác nhau.

Kết

Cuối cùng, khi hai kẻ mạnh nhất đã quyết định hợp tác với nhau, thì thị trường smartphone vẫn sẽ còn chịu sự thống trị lâu dài từ Apple và Samsung. "Một núi không thể có hai hổ", nhưng với trường hợp của thị trường công nghệ, "hai con hổ" vẫn có thể chia sẻ với nhau "lãnh địa" của chúng vì một mục đích cao hơn bao giờ hết.

Bạn có đồng ý với vấn đề này? Theo bạn thì Samsung và Apple còn toan tính nào khác khi hợp tác với nhau hay không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận nhé.

Xem thêm: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...