Túi quần có thể thích nghi khi điện thoại ngày càng quá khổ?

Khi nhắc đến dòng điện thoại di động thì cơ bản ngoại hình của những mẫu máy này phải “mi nhon”, nhỏ gọn, giúp người dùng dễ dàng bỏ vào túi áo, quần khi xuống phố. Tuy nhiên, chuẩn này ngày càng bị “biến tướng”.

Túi quần có thể thích nghi khi điện thoại ngày càng quá khổ?
Điện thoại di động hay còn biết đến với tên gọi khác là điện thoại cầm tay - thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay, ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình…
Thời thế thay đổi thì điện thoại di động cũng “lột xác” không ít, nhất là về ngoại hình. Còn nhớ, khái niệm đầu tiên về điện thoại thông minh được cho là đã xuất hiện vào giữa năm 1970, nhưng ý tưởng đó đã không đi đến thành quả cho đến gần 20 năm sau khi IBM phát triển nguyên mẫu điện thoại di động đầu tiên với các tính năng của PDA. Sản phẩm này có tên gọi IBM Simon Personal Communicator (mã hiệu Angler) nhưng mãi đến tận năm 1994 mới chính thức được thương mại hóa.
Thiết bị này nặng hơn nửa kg, có giá 899USD kèm theo bản hợp đồng 2 năm và nếu như bạn không thích sự ràng buộc thì có thể mạnh tay chi 1,099USD để mua đứt chú “dế” này. Theo đó, với ngoại hình “đồ sộ” như thế thì chắc chắn ít có người phụ nữ nào có túi áo, quần để bỏ vừa Simon. May mắn thay, phía nam giới thì có đồ vest hoặc quần túi hộp,... nên cũng dễ dàng mang theo chú “dế” nặng quằn này bên người.

Vào thời điểm này, nếu xuống phố cùng những chiếc điện thoại của thập niên 80 thì bạn sẽ bỏ chúng vào đâu?
Đến quý 4/2003, Nokia chính thức trình làng chiếc điện thoại có ngoại hình không thể nhỏ gọn hơn, do tạo hình không khác gì chiếc lá, với tên gọi Nokia 7600 hoặc “điện thoại son môi” Nokia 7280 hồi quý 3/2004. Người dùng có thể bỏ vừa những mẫu máy này vào trong cả túi áo lẫn quần, nói chính xác hơn là còn thừa không gian khá nhiều bên trong túi.
Cho đến hiện tại, hầu như rất ít người không biết đến 2 thuật ngữ chuyên ngành: smartphone (điện thoại thông minh) và phablet (smartphone cỡ lớn). Trong trường hợp thiểu số này, đa phần họ đều dùng những dòng điện thoại cơ bản hoặc tiến bộ hơn là chạy Java. Dĩ nhiên, họ có nhiều sự lựa chọn trong thời buổi này, nhưng tại sao họ vẫn “trung thành” với model lỗi thời ấy? Trên thực tế, những dòng điện thoại trước năm 2012 đều có ngoại hình khá nhỏ gọn, vừa vặn với hầu hết các loại túi áo, quần của Nam/ Nữ - đây cũng được xem là yếu tố tiên quyết để họ không lên đời hoặc chí ít chỉ sắm thêm một chiếc smartphone/ tablet để phục vụ tốt hơn cho công việc đương đại.
Bên Microsoft bất chợt kể tên chiếc smartphone có ngoại hình quá khổ thì ít có model nào dám đứng ra đọ vẻ “bề thế” với Lumia 1520 (6 inch). Sony thì còn “bá” hơn, với Xperia Z Ultra (6.4 inch). Mới đây nhất, trên thị trường xuất hiện thêm bộ đôi tân binh: Asus Zenfone 6 (6 inch) và Philips i928 (6 inch),... Ngoài thị trường hiện nay, một số loại quần Tây và jean của Nam giới vẫn có thể bỏ vừa những mẫu máy vừa liệt kê, thậm chí còn nhét vừa cả Galaxy Tab 7 inch của Samsung. Tuy nhiên, bỏ vừa là 1 chuyện, còn nó có khiến bạn khó lái xe máy cũng như đứng lên ngồi xuống hay không thì lại là 1 chuyện khác.

Sony Xperia Z Ultra vẫn có túi quần Jean Nam giới vừa cỡ

Thay vì bỏ Xperia Z Ultra trong túi quần, thì phái nữ lại chọn cách hiện đại hơn là trong túi xách
Dạo gần đây, chắc các bạn đã có nghe qua vài trường hợp hy hữu về iPhone 6 Plus bị biến dạng khi cho vào túi quần: "Hôm qua, tôi rời khỏi nhà lúc 10 giờ sáng với chiếc iPhone 6 Plus nằm trong túi quần bên trái phía trước. Tôi mất 4 giờ lái xe đến đám cưới, ăn uống và khiêu vũ. Tôi ở lại đó đến 2 giờ sáng, sau đó có đi ngủ một chút rồi thức dậy và mất thêm 4 giờ lái xe để về nhà. Chiếc iPhone 6 Plus đã nằm trong túi quần tôi khoảng 18 giờ. Khi cầm máy trên tay, tôi không biết là nó đã bị cong, chỉ khi đặt lên mặt bàn, hình ảnh hiển thị trên màn hình bị biến dạng thì tôi mới biết rằng máy đã gặp vấn đề" - người dùng có nickname hanzoh trên diễn đàn MacRumors phản ánh.
Hiểu được điều đó, hãng thời trang L.L.Bean nổi tiếng cho biết họ sẽ sử dụng các sản phẩm Apple và Samsung để làm chuẩn mới cho túi quần của mình. Những hãng khác thì không nói rõ sẽ lấy tiêu chuẩn từ đâu, nhưng L.L.Bean cho biết, sẽ cố gắng để cân bằng giữa thẩm mỹ và khả năng bỏ máy vào túi.
Nhưng liệu các hãng thời trang, may mặc khác có dõi theo động thái này của L.L.Bean? Dù sao thì có người khởi xướng vẫn hơn là thờ ơ trước sự “bùng nổ” của sự việc nào đó. Vậy là trước mắt, người dùng điện thoại di động vẫn còn khá quan ngại trong việc muốn sở hữu một chiếc phablet, khi kích thước của chúng vẫn còn là sự bất tiện lớn.

Còn bạn thì sao, thay quần hay thay điện thoại?
Đa số chứ không hoàn toàn, người dùng khác vẫn thích sử dụng phablet hơn vì có nhiều không gian để trải nghiệm: game, xem nội dung được thoải mái hơn,... và đồng nghĩa với việc họ có cách riêng của họ để cùng phablet xuống phố. Bên nhà sản xuất cũng vậy, nếu thị phần sản phẩm nào đó “lao dốc” nhanh chóng thì họ sẽ suy tư đến việc khai tử, còn hiện tại thì vẫn sản xuất đại trà tùy thị hiếu của người dùng.
thegioididong
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.