Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Thống nhất dùng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong liên thông văn bản điện tử

Hữu Tình
07/06/16
Thống nhất dùng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong liên thông văn bản điện tử

Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khi liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương, thống nhất sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.

Xem thêm: Từ hôm nay, người dân có thể xin cấp Giấy phép lái xe quốc tế tại nhà

Trong công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà ký ngày 2/6/2016, Văn phòng Chính phủ cho biết, thực hiện Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đến nay Văn phòng Chính phủ đã liên thông văn bản điện tử với 6 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua trục liên thông Chính phủ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, được quy định tại Thông tư 23 ngày 11/8/2011 của Bộ TT&TT.

Để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai kết nối giữa các cơ quan nhà nước, Văn phòng Chính phủ đề nghị các cơ quan, đơn vị khi liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương thống nhất sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Xem thêm: Dân Sài Gòn ngồi ở nhà cũng làm được hộ chiếu

Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ được xác định là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của  Nghị quyêt 36a. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai.

Trước đó, trong báo cáo quý I/2016 về  tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ đã khẳng định, việc kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản tới Văn phòng Chính phủ bước đầu đã đạt kết quả: hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành kết nối hệ thống quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ đã chính thức liên thông (gửi, nhận) văn bản điện tử với UBND TP.HCM và UBND Hà Nội, hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.

Thống nhất dùng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong liên thông văn bản điện tử

Văn phòng Chính phủ nhận định, lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện được liên thông hệ thống quản lý văn bản giữa các cơ quan khác nhau. Đây là tiền đề quan trọng tiến tới giảm tỷ lệ sử dụng giấy tờ, giảm thời gian xử lý công việc, cung cấp công cụ để kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3/2016, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành liên thông văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết tích hợp thử nghiệm các dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 1/7/2016.

Còn trong báo cáo quý I/2016 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra mốc trước ngày 1/6/2016, tất cả các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành liên thông các hệ thống quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ để hình thành hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ướng đến địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, đến ngày 3/5/2016, có 29 bộ, ngành, địa phương liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ. Và tính đến ngày 2/6/2016, tổng số bộ, ngành, địa phương đã liên thông văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ mới chỉ là 50 cơ quan, đơn vị, gồm 6 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm: Việt Nam sẽ lần đầu tiên liên thông văn bản điện tử toàn quốc

Theo ictnews.vn

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...