Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Hành trình giải cứu Huawei: Trung Quốc rót 2.25 tỷ USD vào SMIC công ty sản xuất chip lớn thứ 5 thế giới

Duy Linh
25/08/20
Huawei đang được Trung Quốc giải cứu
Huawei đang được Trung Quốc giải cứu. Nguồn: BBC

Lệnh trừng phạt từ phía Mỹ giáng lên Huawei có lẽ là một trong các sự kiện khiến giới báo chí tốn nhiều giấy mực và giới công nghệ phải bàn tán nhiều nhất từ 2019 trở lại đây. Với vị thế, tầm ảnh hưởng của Huawei, việc gánh chịu lệnh cấm không chỉ ảnh hưởng đến riêng tập đoàn hay nền kinh tế Trung Quốc, nó còn ảnh hưởng đến nhiều bạn hàng đa quốc gia của Huawei trong nghành trên toàn thế giới.

Bài viết hôm nay mình sẽ không đề cập đến nội dung các lệnh cấm và những ảnh hưởng của nó thế nào đến Huawei, vì mọi người đã nghe quá nhiều về nó. Đây sẽ là những tổng hợp của mình về hành trình giải cứu Huawei của các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ Trung Quốc, các đối tác nội địa và những ông lớn công nghệ thế giới. Thông tin bài viết mình có tham khảo tại Nikkei Asian Report, cho bạn nào muốn xem chi tiết các chuyên gia nói gì nhé. 

Trung Quốc tiếp sức cho cuộc "chạy đua bán dẫn" của các công ty nội địa 

Kế hoạch Made in China 2025
Kế hoạch Made in China 2025. Nguồn: Weibo

Thật ra ngay từ 2015, Trung Quốc đã có những định hướng về việc tự làm chủ nguồn cung bán dẫn cho thị trường đông dân nhất thế giới này. Dự án mang tên "Made in China 2025", mục tiêu chính là đến 2020 các công ty nội địa sẽ cung cấp được 40% nhu cầu bán dẫn của nền kinh tế, năm 2025 sẽ đạt 70%. Nhưng mục tiêu đang được xem xét đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi Huawei - niềm tự hào của công nghệ Trung Quốc đang dần bị lệnh cấm nặng nề của Mỹ bóp nghẹt.

Việc làm hiện tại của Trung Quốc không gì khác ngoài tạo mọi điều kiện cho các tập đoàn, công ty sản xuất bán dẫn nội địa mở rộng nhiều hơn quy mô, nâng cấp dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu để đuổi kịp công nghệ. Nôm na cho dễ hiểu chính là Trung Quốc đang rót tiền cho các công ty sản xuất bán dẫn để có thể giúp Huawei, cũng như gia cố toàn nghành công nghiệp bán dẫn còn chậm chân của họ.

SMIC nhà sản xuất chip thứ 5 thế giới
SMIC nhà sản xuất chip lớn thứ 5 thế giới. Nguồn: CDB Capital

SMIC - Tập đoàn Sản xuất Bán dẫn Quốc tế Trung Quốc là nhà sản xuất vi xử lý smartphone lớn thứ 5 thế giới với trụ sở tại Bắc Kinh. Đối tượng trực tiếp được Trung Quốc trao trọng trách quan trọng này. 

Mới đây, theo thông tin của Nikkei Asian, các quỹ do chính phủ Trung Quốc và thành phố Thượng Hải điều hành sẽ rót vốn vào một nhánh của SMIC đang đặt tại đây. Nhà máy này sẽ mở rộng quy mô sản xuất vi xử lý 14 nm, đẩy năng suất từ 6.000 lên 35.000 tấm wafer hàng tháng. Bên cạnh đó, SMIC cũng tuyên bố sẽ đầu tư vào nghiên cứu quy trình 12 nm mới.

Riêng SMIC cũng không hề "nhận trách nhiệm" một cách thụ động. Đầu năm nay, công ty vừa huy động 3.52 tỷ USD trên sàn STAR Thượng Hải, đến tháng 5 vừa qua công ty đã huy động được đến 4.3 tỷ USD. Đa phần nguồn vốn công ty huy động được chính là các nguồn từ những quỹ đầu tư của chính phủ cho nghiên cứu khoa học công nghệ (quỹ Lớn). Dự kiến với sự đầu tư mạnh mẽ này sẽ nâng năng suất của SMIC thêm 20% hàng tháng, đạt ngưỡng 448.500 tấm wafer. 

Tấm wafer chứa các vi xử lý tiến trình 12nm của TSMC
Tấm wafer chứa các vi xử lý tiến trình 12nm của TSMC. Nguồn: 01Net

Bên cạnh tăng năng suất thì một trong những việc SMIC cần đẩy mạnh chính là cải tiến công nghệ. Bởi theo nhiều nhà phân tích, hiện tại cả năng lực sản xuất lẫn công nghệ sản xuất của SMIC đang thua kém TSMC tận 2 thế hệ. Khi SMIC đang chật vật nghiên cứu quy trình 12 nm thì TSMC đã làm chủ quy trình 5 nm mới nhất.

Ví dụ cho việc thua kém này chính là mẫu chip Kirin 710A của Huawei vốn được TSMC sản xuất với quy trình 12 nm nhưng khi về tay SMIC, chúng chỉ được sản xuất trên quy trình 14 nm cũ hơn. Hiện quỹ chip dự phòng của Huawei được cho là chỉ có thể duy trì tối 1 năm nữa và các nhà phân tích lo lắng rằng liệu SMIC có hoàn thành sớm quy trình 12 nm để kịp "ứng cứu" Huawei. 

Quay lại với mục tiêu tự cung tự cấp cho nhu cầu bán dẫn nội địa, mới đây chính phủ Trung Quốc được cho là đã thành lập ít nhất 3 công ty sản xuất chip nhớ, linh kiện bán dẫn quan trọng không kém. Một trong số đó chính là Tsinghua Unigroup - một tổ chức được thành lập bởi Đại học Thanh Hoa danh tiếng. 

Nhưng có lẽ bấy nhiêu nổ lực vẫn chưa thể nào đủ để có thể cứu Huawei lúc này. Bên cạnh những tiếp ứng từ nội địa, Huawei còn phải cần sự giúp đỡ các "bạn hàn"' cũ trên thị trường quốc tế, nhất là các công ty tại thung lũng Silicon.

Những lời nói đỡ cho Huawei từ các công ty Mỹ

Laptop Huawei đến hiện tại vẫn đang chạy tốt Windows
Laptop Huawei đến hiện tại vẫn đang chạy tốt Windows. Nguồn: Thegioididong

Với vai trò là "bạn hàng: lâu năm của Huawei, nhiều công ty tại Thung lũng Silicon đã lên tiếng mong chính quyền Mỹ có những giải pháp mềm mỏng hơn nếu không muốn chính những lệnh cấm sẽ ảnh hưởng để các công ty Mỹ. Dù một mặt, cả Qualcomm hay Google đều cứng rắn gạt bỏ mối quan hệ với Huawei nhưng cũng chính những công ty này vẫn đang có những nổi lực, đỡ lời cho hãng. 

Theo Reuters, Qualcomm đã có những kiến nghị lên chính quyền Mỹ để có thể bán các module 5G cho smartphone Huawei, với lý do đây sẽ là hợp đồng tỷ đô. Và sẽ rất thiệt hại nếu Qualcomm - một công ty Mỹ bỏ lỡ mối làm ăn này. Dĩ nhiên, chính quyền Mỹ đã từ chối yêu cầu trên và Google cũng bị thất bại tương tự khi cố giúp Huawei. 

The Verge dẫn tin từ Bloomberg vào 20/11/2019, đại diện phát ngôn Microsoft nói rằng họ vẫn được quyền cung cấp Windows cho Huawei. Và như bạn thấy đến nay, có vẻ chính quyền Mỹ quá tập trung vào các smartphone Huawei mà quên đi mất mảng PC, Laptop của hãng.

Dù thế nào đây cũng xem là một niềm an ủi lớn cho Huawei lúc này. Tuy nhiên, mới đây Huawei cũng đã để lộ PC chạy vi xử lý tự sản xuất đầu tiên của họ trên nền tảng UOS dành cho thị trường nội địa. Có thể thấy,  ngay lúc này việc tính xa vẫn tốt hơn với Huawei. 

Một tương lai tươi sáng sẽ lại về với Huawei
tMột tương lai tươi sáng sẽ lại về với Huawei. Nguồn: CNN

Có lẽ ở thời điểm này mọi sự trợ giúp dù lớn hay nhỏ đều có giá trị với Huawei, tuy nhiên hãng cũng chắc đã phải sẵn sàng cho việc tự lập, kỷ nguyên mới - một Huawei thuần Trung Quốc. Nhưng có lẽ tương lai tươi sáng đó sẽ phải cần sự nỗ lực nhiều hơn từ Huawei, cả Chính phủ Trung Quốc và các công ty nội địa. 

Bạn có tin vào sự thành công của hành trình giải cứu Huawei này của các bên không? Hãy để lại nhận xét bên dưới nhé! 

Xem thêm: Thị trường smartphone toàn cầu Q2/2020: Huawei vượt qua Samsung bước lên vị trí top 1, Apple là công ty duy nhất tăng trưởng,...

Biên tập bởi Lê Hải Nam
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...