Đây là lý do khiến trọng lượng của điện thoại tăng lại trong những năm qua


Kể từ năm 2006, tức sau một thời gian dài các nhà sản xuất cố giảm khối lượng điện thoại di động, loại thiết bị cầm tay này đã bắt đầu nặng trở lại. Tuy nhiên chúng không nặng vì to lớn như xưa mà nặng vì mật độ nguyên tử của chất liệu cấu thành.
Theo GSM Arena, nếu bạn còn nhớ một định luật vật lý đã học thì bạn sẽ biết rằng:
Khi trọng lượng điện thoại tăng lên (mà thể tích không tăng đồng bộ) thì có nghĩa là mật độ chất liệu cấu tạo nên thiết bị đang tăng. Cụ thể ở đay là kim loại và kính, cả 2 đều nặng hơn nhiều so với chất liệu nhựa quen thuộc.

Được biết, nhựa dễ dàng uốn cong nhưng cũng nhanh chóng trở về hình dạng ban đầu của nó. Còn kim loại khi đã uốn cong sẽ là vĩnh viễn, đặc biệt nếu dùng kim loại làm khung thì nơi chứa các nút bấm, cổng kết nối phải làm dày hơn để đảm bảo độ cứng cáp.
Vào khoảng năm 2014 – 2015, nhiều smartphone cao cấp dễ bị bẻ cong như iPhone 6 Plus, Galaxy S6 do chúng có màn hình lớn hơn, điều đó hoạt động giống như một cái đòn bẩy.
Và nay, khi màn hình một lần nữa trở nên lớn hơn cộng thêm xu thế màn hình 18:9 (khiến điện thoại dài thêm) khiến các nhà sản xuất phải dùng nhiều kim loại hơn trong bộ vỏ để đảm bảo chất lượng. Thế nên, dù kích thước tổng thể có giảm nhưng khối lượng có thể ngày càng tăng là vậy.
Xem thêm: AnTuTu công bố kích thước màn hình smartphone được yêu thích nhất hiện nay
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.