Trò chơi điện tử giúp tôi vượt qua bệnh trầm cảm như thế nào?
Ở nước ta, game điện tử đã và đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Họ sợ rằng con cái vì quá nghiện game mà sức khỏe giảm sút, không chuyên tâm học hành cũng như phát triển các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, bản chất game không hề xấu. Thậm chí, đôi khi nó còn mang lại nhiều giá trị, như trong câu chuyện của cây viết Leez Escalona trên trang GadgetMatch được mình dịch lại dưới đây.
Trò chơi điện tử đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. JumpStart là game đầu tiên tôi chơi, kế đến là Frogger, rồi Sonic the Hedgehog và Super Mario Bros. Chơi game gần như là cách tôi và các anh chị em dành thời gian bên nhau khi không phải học bài (thậm chí là giả vờ làm bài tập để chơi).
Tuy nhiên, khác với thời thơ ấu của mọi người, game gắn chặt với cuộc sống của tôi theo một cách khác, bởi vì tôi bị trầm cảm.
Tôi nghĩ rằng tôi bị trầm cảm vào năm 13 tuổi. Lúc đó, tôi không biết tên mọi người đã gặp. Cảm giác thật lạ. Tôi cũng không biết những gì đang xảy ra với bản thân mình. Tôi chỉ biết rằng tôi hoàn toàn không có động lực để tồn tại.
Tôi nhớ vào một đêm nọ, tôi chơi Ori and the Blind Forest trên laptop và cảm thấy hoàn toàn bị cuốn hút vào game. Tôi đã chơi say sưa cho đến sáng. Cuối cùng, tôi tắm rửa và đến lớp mà không chuẩn bị bài vở gì cả. Ngạc nhiên là sau đó, tôi cảm thấy bớt lo lắng hơn về việc mình đã trải qua một ngày tồi tệ như thế nào.
Bây giờ, khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng, việc chơi game trong suốt quá trình lớn lên đã dạy tôi cách đối phó với thất bại. Do chơi rất tệ, tôi luôn nỗ lực để hoàn thành màn chơi của mình.
Tôi chơi game để thoát khỏi thực trạng đáng sợ của sự tồn tại. Trong game, tôi không phải nghiền ngẫm nhiều điều, từ mục đích của cuộc sống đến tầm quan trọng của bản thân trong xã hội. Tôi chơi game và thấy vui. Nếu nhân vật của tôi chết vì những điều ngu ngốc, tôi sẽ cười phá lên và bắt đầu lại cuộc hành trình.
Trong những ngày lớn lên, tôi đã thất bại ở rất nhiều trò chơi, nhưng như vậy không có nghĩa là tôi thất bại trong mọi việc. Những trò chơi đầu tiên mang tính giáo dục, giúp tôi biết được nhiều sự thật mà mình không ngờ đến. Một số trò chơi sau đó là nơi tôi học cách cải thiện mình thông qua thất bại.
Đúng là chơi game khiến tôi xa rời thực tại, nhưng đôi khi, cảm giác tách rời khỏi thực tế là cần thiết để bạn trở nên tốt hơn. Trong những trường hợp giống như tôi, chơi game dạy tôi một cách lành mạnh để đối phó với chứng trầm cảm.
Khi bị trầm cảm, tôi thấy bản thân mình bị biến đổi khá nhiều so với thực tế. Hiện nay, đôi khi tôi vẫn trải qua những lúc như vậy. Theo nhiều cách, trò chơi điện tử có thể là giải pháp để loại bỏ những ám ảnh trong đầu. Tất nhiên, điều đó không đúng đối với một số trò chơi bao gồm các cuộc trò chuyện có ngôn từ độc hại.
Chơi game cho bạn cơ hội để thay đổi quan điểm và thay đổi cảm giác thực tế. Bạn có thể quyết định xem có nên nghiêm túc hay chỉ coi đó là một trò chơi. Ngoài ra, game có nhiều thứ hơn là chỉ để vui chơi. Đôi khi, tìm hiểu sâu về những kỹ thuật cũng làm cho trò chơi trở nên thú vị hơn.
Tùy vào mức độ bạn trầm cảm của bạn mà game sẽ thay đổi bạn như thế nào. Đối với tôi, hòa mình vào trong game có thể khiến tôi tỉnh táo.
Câu chuyện trên đã một lần nữa chứng minh, nếu được sử dụng hợp lý, game mang lại cho chúng ta nhiều giá trị tích cực. Bạn có những câu chuyện nào thú vị về lợi ích của chơi game? Nếu có, hãy chia sẻ với mọi người ở phần bình luận phía dưới nhé.
Xem thêm:
- Thanh niên 19 tuổi thành triệu phú USD nhờ săn lỗi bảo mật
- Apple Watch đã cứu sống một ông lão 76 tuổi như thế nào?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.