Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Triển khai 4G: “Việt Nam không nên chậm trễ nữa”

Đóng góp bởi Hữu Tình
24/08/16
Triển khai 4G: Việt Nam không nên chậm trễ nữa

Ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á cho rằng, Việt Nam có thể không triển khai 4G sớm nhưng có thể phổ cập nhanh đến người dùng vì lợi thế đi sau như giá thiết bị đầu cuối, đi thẳng vào công nghệ mới… Tuy nhiên, không nên chậm trễ việc này nữa.

Xem thêm: Giá cước 4G sẽ không khác 3G

Ông Mantosh Malhotra cho biết, hiện nay trên thế giới có 521 mạng 4G/LTE đã thương mại hóa và khoảng 5.600 thiết bị hỗ trợ 4G. Mức giá của các thiết bị khá phù hợp với người tiêu dùng. Tổng số lượng thuê bao 4G trên toàn cầu là 1,29 tỷ. Tất cả những con số này cho thấy tình hình triển khai 4G LTE trên thế giới đã đạt độ chín muồi. Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G.

“Một số người quan ngại rằng Việt Nam chậm chân triển khai 4G hơn các thị trường khác. Nhưng không hẳn như vậy, vì hiện nay hệ sinh thái di động đã đủ để thúc đẩy ứng dụng rộng rãi. Hiện người dùng có nhu cầu và kỳ vọng về thông lượng rất cao từ 4G để chạy những ứng dụng mới.

Vì vậy, thách thức đầu tiên là người dùng có kỳ vọng rất lớn và nhà mạng phải đáp ứng nhu cầu đó. Đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam triển khai 4G, các nhà mạng nên hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp và thiết bị để triển khai”, ông Mantosh Malhotra nói.

Ông Mantosh Malhotra cũng đưa ra khuyến cáo rằng Việt Nam có lợi thế có thể đi ngay lên công nghệ hiện đại nhất hiện nay là 4G Advance để mang đến chất lượng vượt trội và thực hiện nhiệm vụ chiến lược đưa Internet băng rộng đến 95% dân số vào năm 2020.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên sớm cấp thêm băng tần đã được duyệt cho 4G với các băng tần 2.6 GHz và  2.3 GHz để các nhà mạng có thể đưa ngay dịch vụ 4G Advance đến với người dùng. Muốn phổ cập 4G rộng hơn, Việt Nam có thể cấp phép băng tần thấp cho 4G như băng tần 700MH sau khi số hóa truyền hình. Như vậy, Việt Nam có thể không triển khai 4G sớm nhưng có thể phổ cập nhanh 4G đến người dùng.

Ông Mantosh Malhotra cho biết thêm, chi phí để nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G rẻ hơn so với 3G do giá thành sản xuất cùng một lượng dữ liệu trên 4G rẻ hơn. Vì vậy, các nhà mạng cần sáng tạo hơn trong việc đưa ra gói cước cho người dùng. Ví dụ, có những người dùng sẵn sàng dùng gói cước trả sau, nhưng nhiều người thích sử dụng gói cước trả trước.

Thị trường cước trả trước của Việt Nam vẫn rất phổ biến.  Nhiều nhà mạng đưa ra gói cước tùy theo ứng dụng. Về phương diện thiết bị đầu cuối, hiện nay đã có nhiều thiết bị hỗ trợ 4G có mức giá dưới 100 USD, thậm chí chỉ từ 60 – 70 USD. Mức giá phù hợp của thiết  bị đầu cuối cũng giúp cho người dùng sẵn sàng sử dụng dịch vụ 4G.

Xem thêm: Không thể triển khai 4G chậm hơn năm 2016

Theo ictnews.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...