Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Top laptop workstation đáng sở hữu nhất 2020: Đâu là "tàu chiến" khiến bạn ấn tượng nhất?

Laptop workstation, hay còn gọi với cái tên: Máy tính trạm - là một trong những thiết bị đa năng nhất ở thời điểm hiện tại. Ngoài việc đóng vai trò như một chiếc laptop business, máy tính trạm còn có khả năng xử lý các tác vụ chuyên sâu khác như chỉnh sửa, dựng video,... Có thể nói laptop workstation giống như một sự kết hợp hoàn hảo giữa PC laptop, vậy thì đâu là những chiếc laptop workstation đáng sở hữu nhất trong năm 2020? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Xem thêm: Những lý do bạn nên chọn HP zBook Firefly 14 G7: Chiếc laptop workstation mỏng nhẹ nhất thế giới

1. MacBook Pro 16 inch (2019): Màn hình "khủng" 16 inch và bàn phím được cải tiến

Có thể nói MacBook là một trong những dòng máy tính xách tay bán chạy nhất trên thị trường hiện nay, không chỉ bởi thiết kế đẹp mà còn sở hữu hiệu năng mạnh mẽ. Trong đó, dòng MacBook Pro cũng không phải ngoại lệ và sản phẩm đầu tiên trong danh sách ngày hôm nay sẽ là chiếc MacBook Pro 16 inch (2019). Chúng ta hãy cùng điểm sơ qua về thông số kỹ thuật của máy:

MacBook Pro 16 inch 2019
Vẻ ngoài cực mỏng và sexy của MacBook Pro 16 inch 2019.

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Trái ngược với màn hình có kích thước khổng lồ của mình, MacBook Pro 16 inch (2019) lại có thiết khá mỏng, nhỏ gọn, gần giống với người tiền nhiệm là MacBook Pro 15 inch. Thậm chí, chiếc máy tính còn có thiết kế gọn nhẹ hơn bất kỳ chiếc laptop 16 inch nào khác có mặt trên thị trường hiện nay.

Bàn phím trên MacBook Pro 16 inch 2019 đã được cải tiến với thiết kế mới hơn, giúp người dùng có thể gõ phím cả ngày mà không bị mỏi tay hoặc hỏng bàn phím.
Bàn phím trên MacBook Pro 16 inch 2019 đã được cải tiến với thiết kế mới hơn, giúp người dùng có thể gõ phím thoải mái.

Không chỉ vậy, MacBook Pro 16 inch (2019) còn mang lại một hiệu năng mượt mà với con chip Intel Core thế hệ thứ 9, card đồ họa AMD Radeon Pro 5300M/5500M và tùy chọn RAM lên đến 64 GB. Chắc chắn, chiếc laptop workstation này của Apple sẽ giúp bạn thực hiện được hầu hết các tác vụ, công việc từ đơn giản cho đến phức tạp.

Ngoài ra, MacBook Pro 16 inch (2019) còn được trang bị hệ thống âm thanh có chất lượng đáng kinh ngạc, phục vụ cho mọi nhu cầu giải trí của người dùng và bàn phím trên chiếc máy này cũng đã được cải tiến với thiết kế mới hơn, giúp bạn có thể gõ phím cả ngày mà không bị mỏi tay hoặc hỏng bàn phím.

2. Dell XPS 17 (2020): Pin "trâu bò", card NVIDIA GeForce RTX 2060 Max-Q mạnh mẽ

Dell XPS 17 (2020) là một trong những đối thủ đáng gờm của chiếc MacBook Pro 16 inch 2019 ở trên bởi thiết bị của Dell cũng được trang bị một cấu hình mạnh mẽ với chip Intel thế hệ thứ 10 và đặc biệt là thời lượng pin cực kỳ "trâu bò". Chúng ta cùng nhìn sơ qua về thông số kỹ thuật của Dell XPS 17 (2020):

Dell XPS 15 (2020) và XPS 17 (2020)
Dell XPS 15 (2020) và XPS 17 (2020). (Nguồn: Engadget).

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Dell XPS 17 (2020) sẽ có kích thước màn hình nhỉnh hơn so với chiếc MacBook Pro ở trên với 17 inch. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà tính mỏng, nhẹ của thiết bị này đã bị ảnh hưởng đôi chút. Mặc dù vậy, Dell XPS 17 (2020) vẫn được xem là ít cồng kềnh hơn so với những mẫu laptop 17 inch khác có mặt trên thị trường.

Dell XPS 17 (2020) vẫn được xem là “ít cồng kềnh” hơn so với những mẫu laptop 17 inch khác có mặt trên thị trường.
Dell XPS 17 (2020) vẫn được xem là “ít cồng kềnh” hơn so với những mẫu laptop 17 inch khác có mặt trên thị trường. (Nguồn: Laptopnew).

Ngoài điểm trừ về mặt thiết kế thì Dell XPS 17 (2020) lại sở hữu một hiệu năng mạnh mẽ với những thông số hấp dẫn. Cụ thể máy được trang bị con chip Intel thế hệ thứ 10, dung lượng RAM có thể lên đến 64 GB, card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX 2060 6 GB GDDR6 (công nghệ Max-Q) cho phép chiến game mượt mà ở đồ họa cao.

Cùng với đó, máy còn sở hữu thời lượng pin dài (phiên bản cao cấp nhất với pin 97Wh có thể hoạt động từ 7 - 8 tiếng với các tác vụ nặng, theo thử nghiệm từ trang The Verge).

Màn hình Dell XPS 17 (2020) có thiết kế cực mỏng.
Màn hình Dell XPS 17 (2020) có thiết kế cực mỏng. (Nguồn: Dell).

Cuối cùng, mức giá của Dell XPS 17 (2020) cũng khá phải chăng so với cấu hình mà thiết bị này được trang bị. Để dễ so sánh, với chiếc MacBook Pro 16 inch 2019 (Core i7/512 GB SSD) sẽ có giá 2.399 USD (khoảng 55.7 triệu đồng).

Nhưng với cùng cấu hình đó, Dell XPS 17 (2020) lại chỉ có giá 1.849 USD (khoảng 42.6 triệu đồng).

3. Razer Blade 15 Studio Edition (2019): Intel Core i7 thế hệ thứ 10, RAM lên tới 64 GB

Với những ai quan tâm đến thị trường laptop thì chắc chắn sẽ khá quen thuộc với dòng máy tính xách tay Razer Blade, một trong những dòng laptop gaming xịn sò nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Thế nhưng Razer đã phát triển dòng sản phẩm này lên một tầm cao mới bằng việc tạo thêm mẫu máy trạm Razer Blade 15 Studio Edition dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung (editor video, nhiếp ảnh gia, nhà phát triển game,...). Sau đây là thông số kỹ thuật của Razer Blade 15:

Razer Blade 15 Studio Edition (2019)
Razer Blade 15 Studio Edition (2019). (Nguồn: Fado)

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Razer Blade 15 Studio Edition nổi bật với hiệu năng khủng khi được trang bị con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 10, RAM có thể lên tới 64 GB và có hai tùy chọn card đồ họa là NVIDIA GeForce GTX 1060 Max-Q hoặc NVIDIA Quadro RTX 5000 Studio Edition.

Ngoài ra, Razer Blade 15 Studio Edition được trang bị màn hình OLED độ phân giải 4K mang lại độ chi tiết cao, màu sắc đẹp, giúp các nhà sáng tạo nội dung có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao.

Razer Blade 15 Studio Edition - mẫu máy dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung (editor video, nhiếp ảnh gia, nhà phát triển game,...)
Razer Blade 15 Studio Edition - mẫu máy dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung (editor video, nhiếp ảnh gia, nhà phát triển game,...). (Nguồn: Notebookcheck).

Nhưng trái ngược với mẫu laptop gaming Razer Blade, giá của Razer Blade 15 Studio Edition lại cực kỳ đắt đỏ (hơn 100 triệu đồng do có sự xuất hiện của card đồ họa Quadro RTX 5000). Đây có lẽ là điểm trừ duy nhất của chiếc Razer Blade 15 Studio Edition, nhưng nếu như bạn ưu tiên cho công việc sáng tạo nội dung của mình và không ngại chi phí thì mẫu máy trạm đến từ Razer chắc chắn sẽ là thiết bị phù hợp.

Razer Blade 15 Studio Edition nổi bật với hiệu năng khủng khi được trang bị con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 10, RAM có thể lên tới 64 GB và có hai tùy chọn card đồ họa là NVIDIA GeForce GTX 1060 Max-Q hoặc NVIDIA Quadro RTX 5000 Studio Edition.
Razer Blade 15 Studio Edition có hai tùy chọn card đồ họa là NVIDIA GeForce GTX 1060 Max-Q hoặc NVIDIA Quadro RTX 5000 Studio Edition. (Nguồn: YouTube Just Josh).

4. HP Envy 15 (2020): Hiệu năng "khủng" chuyên dành cho những content creator

HP Envy 15 (2020) có thể được xem là một trong những sự lựa chọn mới lạ dành cho các nhà sáng tạo nội dung nếu như không muốn sử dụng Macbook Pro. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc sáng tạo nội dung như chỉnh sửa ảnh, dựng video, phát triển game,.. HP Envy 15 (2020) còn khá linh hoạt khi có thể phục vụ cho nhiều đối tượng với nhu cầu sử dụng khác nhau.

HP Envy 15 (2020)
HP Envy 15 (2020).

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Không chỉ dừng lại ở việc sáng tạo nội dung như chỉnh sửa ảnh, dựng video, phát triển game,.. HP Envy 15 (2020) còn khá linh hoạt khi có thể phục vụ cho nhiều đối tượng với nhu cầu sử dụng khác nhau.
HP Envy 15 (2020) có thể phục vụ cho nhiều đối tượng với nhu cầu sử dụng khác nhau. (Nguồn: Notebook check).

Ví dụ khi bạn đang tìm kiếm cho mình một chiếc laptop ultrabook mỏng nhẹ, có giá hợp lý, HP Envy 15 (2020) hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu này với cấu hình tiêu chuẩn là Intel Core i7, NVIDIA GeForce GTX 1650 Ti, 16 GB RAM cùng 512 GB SSD.

Máy tính trạm của HP còn có thể đóng vai trò như một chiếc laptop gaming với con chip Intel Core i9 cực khủng, RAM có thể nâng lên thành 32 GB cùng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2060 và màn hình 4K sắc nét.

Và ngay cả khi có thông số phần cứng “khủng” như vậy, HP Envy 15 (2020) vẫn có một mức giá khá phù hợp (khoảng dưới 2.200 USD, tức 51 triệu đồng), đặc biệt khi so sánh với các sản phẩm tương tự của Dell hoặc Apple.

HP Envy 15 (2020) vẫn có một mức giá khá phù hợp (khoảng dưới 2.200 USD, tức 51 triệu đồng)., đặc biệt khi so sánh với các sản phẩm tương tự của Dell hoặc Apple.
HP Envy 15 (2020) có một mức giá khá phù hợp (khoảng dưới 2.200 USD, tức 51 triệu đồng). (Nguồn: HP).

5. Acer ConceptD 7: Intel Core i7 thế hệ thứ 9, màn 4K sắc nét

Acer ConceptD 7 được xem là một mẫu máy tính trạm đáng gờm bởi thiết bị có khả năng xử lý các tác vụ phức tạp và đòi hỏi cao như thiết kế đồ họa 3D, dựng chỉnh sửa video, phát triển game,....

Lý do là nhờ vào con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 9 cùng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2080 Max-Q 8 GB GDDR6 (hoặc NVIDIA Quadro RTXTM 5000 Max-Q 16 GB GDDR6). Khá phù hợp với những người dùng chuyên về sáng tạo nội dung. Dưới đây là thông số kỹ thuật của máy:

Acer ConceptD 7 (bản tiêu chuẩn)
Acer ConceptD 7 (bản tiêu chuẩn). (Nguồn: TechRadar).

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Acer ConceptD 7 có khả năng xử lý các tác vụ phức tạp và đòi hỏi cao như thiết kế đồ họa 3D, dựng chỉnh sửa video, phát triển game,...
Acer ConceptD 7 có khả năng xử lý các tác vụ phức tạp và đòi hỏi cao như thiết kế đồ họa 3D, dựng chỉnh sửa video, phát triển game,...(Nguồn: Acer).

Ngoài hiệu năng mạnh mẽ, mẫu laptop workstation đến từ Acer còn cung cấp đa dạng các cổng kết nối thiết yếu cùng với đó là màn hình 4K IPS hệ màu PANTONE tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, Acer ConceptD 7 còn tồn tại một số hạn chế nhất định chẳng hạn như thiết kế hơi nhàm chán, không được mỏng nhẹ như một số mẫu MacBook Pro và giá không hề dễ chịu chút nào khi bản tiêu chuẩn đã có giá khởi điểm từ 3.500 USD (khoảng 80.7 triệu đồng).

Nhưng chiếc máy tính trạm này vẫn sẽ là một sự lựa chọn không thể bỏ qua nếu như bạn chỉ cần một chiếc máy tính Windows với hiệu năng mạnh mẽ để thực hiện các tác vụ nặng.

6. Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2: chip Intel thế hệ thứ 9, thời lượng pin gần 14 tiếng

Và chiếc laptop workstation cuối cùng trong danh sách ngày hôm nay sẽ là chiếc Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2. Thiết bị tuy có lối thiết kế khá tối giản với tông màu đen đỏ làm chủ đạo nhưng đổi lại, Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 lại có một hiệu năng vượt trội cùng thời lượng pin lâu dài. Điểm sơ qua về thông số kỹ thuật của máy, chúng ta sẽ có như sau:

Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2
Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2. (Nguồn: digitalBrink).

- Ưu điểm:

- Yếu điểm:

Đánh giá sơ bộ thì chiếc Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 vẫn chưa thực sự xứng đáng với mức giá gần 3.530 USD (khoảng 81 triệu đồng) mà người dùng phải bỏ ra.

Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 hứa hẹn sẽ mang đến nội dung hình ảnh chất lượng với dải tương phản động mở rộng (HDR) và dải sắc màu hiển thị mở rộng
Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 hứa hẹn sẽ mang đến nội dung hình ảnh chất lượng với dải tương phản động mở rộng (HDR) và dải sắc màu hiển thị mở rộng. (Nguồn: digitaltrend).

Lý do là bởi chiếc máy này không được trang bị màn hình 4K, tuy nhiên, với màn hình kích thước 15.6 inch khá lớn cùng công nghệ hiển thị Dolby Vision, Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 hứa hẹn sẽ mang đến nội dung hình ảnh chất lượng với dải tương phản động mở rộng (HDR) và dải sắc màu hiển thị mở rộng.

Đặc biệt, camera IR (hồng ngoại) trên chiếc máy này có hỗ trợ tính năng Think Shutter (giúp khóa ống kính để đảm bảo bạn chỉ lên hình khi bạn muốn).

Ngoài ra, mẫu Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 còn có khối lượng khá nhẹ, khoảng 1.7 kg, nhẹ hơn đáng kể so với những mẫu laptop workstation trên thị trường hiện nay. Nhưng cũng chính vì nhẹ nên chiếc máy tính của chúng ta đôi khi sẽ hơi mong manh trước những va đập bên ngoài. Chính vì thế mà bạn nên mua thêm một chiếc balo thật chắc chắn để bảo vệ thiết bị.

Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 có khối lượng khá nhẹ, khoảng 1,7 kg.
Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 có khối lượng khá nhẹ, khoảng 1,7 kg. (Nguồn: PCWorld)

Cuối cùng, chiếc máy tính trạm đến từ Lenovo này cũng được trang bị một cấu hình khá ổn với con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 9, card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1650 Max-Q 4 GB GDDR5 cùng với đó là dung lượng RAM 16 GB (có thể mở rộng lên tới 64 GB). Nhìn chung, Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 2 là một sự lựa chọn không nên bỏ qua.

Và vừa rồi là danh sách tổng hợp những chiếc laptop workstation đáng mua nhất, mạnh mẽ nhất tính đến thời điểm hiện tại theo quan điểm cá nhân của mình. Các bạn nghĩ như thế nào về các mẫu máy tính trạm ở trên? Liệu các bạn có muốn bỏ một số tiền lớn như vậy để mua laptop workstation phục vụ cho công việc? Hãy để lại câu trả lời ở phía dưới phần bình luận của bài viết này cho mình biết nhé.

Xem thêm: 

Vũ Trường An
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...