Tốc độ làm tươi là một khái niệm đang rất hot và được đề cập như một tính năng nổi bật của smartphone và cả laptop. Vậy, tốc độ làm tươi có trở thành tiêu chuẩn cấu hình smartphone trong tương lai gần giống như trên laptop, PC hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Bạn đã hiểu rõ về màn hình làm tươi 120 Hz? Đâu là mẫu smartphone có màn hình 120 Hz tốt nhất?
1. Tốc độ làm tươi màn hình là gì?
Tốc độ làm tươi là số lần hình ảnh trên màn hình được quét liên tục từ trên xuống dưới. Tốc độ làm tươi càng cao, hình ảnh hiển thị càng mượt mà.

Một ví dụ điển hình cho tốc độ quét màn hình là hình ảnh hiển thị trên màn hình giống như lật một cuốn truyện tranh, hình ảnh bao gồm các ảnh tĩnh và tốc độ làm tươi là tốc độ chúng ta lật trang. 60 Hz giống như truyền tải 60 hình ảnh trong một giây và 90 Hz là truyền tải 90 hình ảnh trong một giây. Khi chúng ta tăng tốc độ lên nhanh hơn, các hành động của nhân vật trong cuốn truyện sẽ mượt mà hơn.

Trước đây, công nghệ làm tươi của màn hình smartphone luôn là 60 Hz, đây là tốc độ trung bình đáp ứng tốt các nhu cầu giải trí của người dùng. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp game, tốc độ làm tươi cao đã và đang trở thành một nhu cầu.
2. Tốc độ làm tươi chỉ là trào lưu nhất thời?
Năm 2016, Sharp đã giới thiệu chiếc smartphone Sharp Aquos SH-04H được trang bị màn hình LCD IGZO 120 Hz do họ sản xuất. Đây có thể là smartphone sở hữu màn hình có tốc độ làm tươi cao đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên ở thời điểm đó không nhiều người để ý đến vì khái niệm này vẫn còn rất xa lạ và chủ yếu đến từ màn hình PC dành cho game thủ.

Một năm sau đó, thương hiệu chuyên sản xuất laptop chơi game - Razer đã phát hành chiếc điện thoại đầu tiên của mình Razer Phone với màn hình 120 Hz. Vào thời điểm đó, khái niệm điện thoại chuyên chơi game vẫn còn khá xa lạ, nhưng Razer đã đi trước tất cả để đặt nền móng cho khái niệm gaming phone và tốc độ làm tươi cao trên smartphone.

Vậy tốc độ làm tươi cao có phải sinh ra để dành cho game thủ? Câu trả lời sẽ là không, vì ở thời điểm này hầu hết các nhà sản xuất smartphone như Samsung, OnePlus, OPPO, Xiaomi và Realme điều đã phát hành các thiết bị có tốc độ làm tươi cao hơn 60 Hz tiêu chuẩn. Nhưng không phải tất cả những thiết bị đó điều hướng đến đối tượng game thủ.
3. Tại sao màn hình tốc độ làm tươi cao chưa phổ biến?
Chi phí cao
Tốc độ làm tươi cao trên smartphone vẫn mới được nghiên cứu và triển khai trong 3 năm trở lại đây. Vì vậy, đòi hỏi các nhà sản xuất phải bỏ ra nhiều chi phí R&D để nghiên cứu và phát triển công nghệ này cho riêng mình.

Khi đứng trước sự lựa chọn giữa chi phí R&D và trải nghiệm người dùng, hầu hết các nhà sản xuất sẽ lựa chọn thứ có lời về cho bản thân. Điều này lý giải tại sao màn hình tốc độ làm tươi cao là thị trường đầy tiềm năng, nhưng hiện tại mới chỉ có một số nhà sản xuất tham gia.
Yêu cầu cao về phần cứng
Tốc độ làm tươi màn hình cao đòi hỏi smartphone phải có phần cứng cực mạnh. Nếu tốc độ làm tươi màn hình tăng 100% (từ 60 Hz lên 120 Hz) có nghĩa là CPU cần tạo ra gấp đôi dữ liệu hình ảnh cùng một lúc và pin của điện thoại di động cần tiêu thụ nhiều điện năng hơn và chức năng tản nhiệt phải hoạt động mạnh hơn.

Nếu CPU không đáp ứng được yêu cầu, điện thoại của bạn sẽ bị đơ; nếu dung lượng pin không đủ lớn chiếc smartphone của bạn sẽ trở nên yếu sinh lý; nếu chức năng tản nhiệt không thể theo kịp, điện thoại sẽ nóng như than.
Cấu hình phần mềm chưa hoàn thiện
Hiện tại, các trò chơi di động phổ biến hầu hết có tốc độ khung hình từ 30 - 60 fps. Điều này bị hạn chế bởi tốc độ làm tươi màn hình của hầu hết điện smartphone vẫn ở mức 60 Hz.
Nếu nhà sản xuất trò chơi phát triển trò chơi 90 fps nhưng tốc độ làm tươi smartphone không thể theo kịp, bạn sẽ văng ngay lập tức khỏi trò chơi. Để tránh tình trạng trên, nhìn chung các nhà sản xuất game đều yêu cầu người dùng chơi ở chế độ tốc độ khung hình thấp để đảm bảo độ mượt mà của game.

Hiện tại, tốc độ làm tươi màn hình 60Hz có thể đáp ứng nhu cầu chơi game hàng ngày của người dùng, và các nhà sản xuất cũng không quá nóng lòng theo đuổi màn hình điện thoại có độ phân giải cao hơn.
4. Tốc độ làm mới cao có thể mang lại trải nghiệm giải trí đỉnh cao
Hình ảnh mịn hơn
Nếu đã sử dụng qua một chiếc smartphone màn hình 120 Hz, bạn sẽ không bao giờ muốn quay lại màn hình 60 Hz. Vì ở tốc độ làm tươi 120 Hz, màn hình smartphone có nhiều khung hình hơn, tốc độ khung hình cao nên có ít dư ảnh và hình ảnh mịn rất nhiều. Do đó, sau khi mắt đã thích nghi với màn hình tần số quét 120 Hz, nhìn vào màn hình 60 Hz đương nhiên sẽ sinh ra cảm giác khó chịu.

Khi bạn quét Facebook, đọc bài báo và duyệt album ảnh, tốc độ làm mới 90 Hz hoặc 120 Hz cho phép bạn cuộn trang một cách mượt mà và không có hiện tượng giật lag hay khựng giữa chừng.
Hình ảnh thực tế hơn
Cùng với sự phát triển của công nghệ, những bộ phim có tốc độ khung hình 90 Hz, 120 Hz cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên, nếu bạn xem nó trên 1 thiết bị có tốc độ làm tươi 60 Hz sẽ làm bộ phim trở nên thiếu sinh động và hấp dẫn.

Một chiếc smartphone màn hình 120 Hz sẽ mang lại cho bạn cảm giác tuyệt vời và chân thật khi xem bộ phim “Billy Lynn và Cuộc Chiến Nửa Đời Người” với tốc độ 120 khung hình.
Trải nghiệm chơi game mượt mà hơn
Sự xuất hiện của tần số quét màn hình 144 khung hình/giây sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp game di động. Tốc độ làm mới màn hình cao có thể tăng độ mượt của màn hình trò chơi, trình chiếu sống động hơn, làm giảm hiện tượng chóng mặt do màn hình nhòe. Mang lại cho người dùng trải nghiệm chơi game mượt mà và thoải mái.

Với nhu cầu người dùng tăng đột biến, các nhà sản xuất game cũng sẽ tung ra nhiều game có khung hình cao và chất lượng cao hơn theo nhu cầu thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chơi.
5. Mặt trái của công nghệ làm tươi màn hình smartphone
Giống như nhiều tiến bộ công nghệ, việc tăng tốc độ làm mới đi kèm với một số cạm bẫy tiềm ẩn. Nhược điểm lớn nhất là tiêu thụ pin tăng.
Tốc độ làm mới cao hơn đòi hỏi chiếc smartphone của bạn cần nhiều năng lượng để xử lý, điều này đồng nghĩa pin sẽ tụt nhanh hơn. Sự khác biệt có thể nhận thấy ngay cả trên màn hình 90 Hz, trong thử nghiệm của mình trên OnePlus 7 Pro với độ phân giải 1080p và 60 Hz, thiết bị mang lại 692 phút duyệt web. Chuyển sang 90 Hz với cùng độ phân giải, thời gian duyệt web chỉ còn 500 phút.

Đối với màn hình 120 Hz trên chiếc Samsung Galaxy S20 Ultra khi trải nghiệm lướt Facebook trong vòng 3 tiếng, siêu phẩm của Samsung tiêu hao 32%. Trong khi ở màn hình tốc độ quét 60 Hz với thời gian tương tự, chiếc Galaxy S20 Ultra chỉ mất 26% pin. Nếu bạn sử dụng tốc độ quét 120 Hz trong khoảng thời gian dài thì mức pin sẽ tuột nhanh hơn thế nữa đấy. Liệu bạn có muốn đánh đổi dung lượng pin để có được trải nghiệm công nghệ màn hình đỉnh cao này?

Một yếu tố khác cần xem xét là ở thời điểm hiện tại không có nhiều ứng dụng tương thích với tốc độ làm mới lớn hơn 60 Hz. Điều này có nghĩa là bất kể bạn chọn cài đặt nào, tốc độ khung hình/giây của bạn sẽ giảm trở lại 60. Và khi chuyển đổi giữa các ứng dụng tương thích và không tương thích sẽ gây ra hiện tượng nhấp nháy và lag nhẹ.
Kết luận
Mặc dù màn hình tốc độ làm tươi cao mang lại những lợi ích rõ ràng về trải nghiệm giải trí và chơi game, nhưng đó chưa phải là thứ mà người dùng tìm kiếm ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, với sự ra đời của kỷ nguyên 5G, cùng với sự vào cuộc của những nhà sản xuất game và ứng dụng. Màn hình có tốc độ làm tươi cao sẽ ngày càng phát huy những ưu điểm tuyệt vời của mình và sẽ trở thành cấu hình tiêu chuẩn của điện thoại di động trong tương lai gần.

Cũng giống như số chấm camera trên smartphone, tốc độ làm tươi cũng là cuộc đua không ngừng nghỉ của các nhà sản xuất. Từ tốc độ làm tươi 60 Hz, các nhà sản xuất đã cho ra đời smartphone với màn hình 90 Hz, 120 Hz cả 144 Hz. Sự chạy đua này sẽ giúp người dùng sớm tiếp cận công nghệ này với giá cả hợp lý hơn. Xiaomi Mi 10T Pro 5G là một ví dụ điển hình khi được trang bị màn hình 144 Hz cùng công nghệ 5G với giá bán ra chỉ 12.990.000đ.
Bạn có quan tâm đến tốc độ làm tươi khi mua smartphone? Theo bạn, tốc độ làm tươi có trở thành tiêu chuẩn cấu hình smartphone trong tương lai gần? Hãy để lại bình luận bên dưới để mình biết nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG
-
HONOR Magic 8 Pro bị rò rỉ nhiều thông số kỹ thuật của cụm camera sau
9 giờ trước -
vivo X200 FE bị rò rỉ sẽ là phiên bản đổi tên của vivo X200 Pro mini
3 ngày trước -
Toàn cảnh sự kiện Super Show 'Siêu Chiến Pin': Trải nghiệm cực đã, rinh ngàn quà chất!
3 ngày trước -
vivo V50 Lite Series ra mắt tại Việt Nam: Siêu pin 6500mAh trong thiết kế siêu mỏng, sạc nhanh 90W và mức giá tốt
3 ngày trước -
One UI 8.5 sẽ mang đến nhiều cập nhật lớn cho các mẫu flagship mới
4 ngày trước -
realme 14 Series ra mắt: Chip Snapdragon 6 Gen 4, tích hợp AI tối ưu hiệu năng và thiết kế cực hầm hố
5 ngày trước
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.