Tính năng đo huyết áp của Galaxy Watch Active hoạt động như thế nào?

Samsung đã quảng cáo rằng thiết bị Galaxy Watch Active mới ra mắt có thể đo huyết áp nhưng đây có thể là vấn đề lớn đối với các bác sĩ và người dùng, vì họ vẫn chưa rõ liệu tính năng này có thể hoạt động hiệu quả tới mức nào.
*Lưu ý: Hiện tính năng này chưa được Samsung cập nhật cho mẫu Galaxy Watch Active tại thị trường Việt Nam.
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là triệu chứng có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, đột quỵ, suy thận và gây ra các tình trạng khác.

Tuy nhiên, để đo được huyết áp một cách chính xác là rất khó vì huyết áp thay đổi theo từng thời điểm trong ngày và còn phụ thuộc vào cảm xúc cũng như các hoạt động thể chất nên không phải ai cũng biết rõ huyết áp của bản thân, kể cả những người bị cao huyết áp.
Cô Ann Marie Navar, một bác sĩ tim mạch cho rằng nếu như mọi người đều sử dụng smartwatch để giúp họ nhận biết rõ hơn về tổng thể huyết áp của bản thân thì điều đó rất tuyệt vời. Họ sẽ có thể kiểm tra được huyết áp của mình thay đổi thế nào sau mỗi lần đi khám bác sĩ và còn tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa huyết áp và sức khỏe.
Galaxy Watch Active của Samsung có thể đo được huyết áp?
Chiếc đồng hồ này có thể sẽ sử dụng cảm biến quang học để giúp ghi lại huyết áp bằng cách sử dụng kỹ thuật PPG (Photoplethysmography), mà theo Wendy Mendes - một nhà tâm thần sinh lý học đã hợp tác với Samsung để phát triển tính năng này.

Tính năng đo huyết áp đã xuất hiện trên Samsung Galaxy S9. Bằng cách sử dụng cảm biến quang học chiếu ánh sáng vào mô (đầu ngón tay), sau đó phát hiện lượng ánh sáng dội lại. Lượng ánh sáng phản lại đó có liên quan đến sự thay đổi thể tích máu trong mô. Những thông tin này sẽ được gửi đến ứng dụng My BP Lab của Samsung để các thuật toán độc quyền đưa ra kết quả ước tính huyết áp.

Về mặt kỹ thuật, PPG chỉ dùng để đo sự thay đổi của huyết áp. Vì thế người dùng cần phải đánh giá kết quả ước tính huyết áp của đồng hồ với chỉ số huyết áp thực tế đo được từ văn phòng bác sĩ. Nếu người dùng không đánh giá như vậy thì họ chỉ có thể dự đoán khi nào huyết áp sẽ tăng hoặc giảm theo đồng hồ.
Với cách đo huyết áp truyền thống, bác sĩ sẽ đặt vòng bơm hơi quanh cánh tay để ngăn chặn dòng máu tại đó. Khi mở vòng bơm hơi, bác sĩ sẽ đo các giá trị khi máu bắt đầu chảy lại. Đây là cách đo huyết áp phổ biến nhất và được chấp nhận lâm sàng so với kỹ thuật PPG.

Cô Navar cho rằng cô và những nhà nghiên cứu (bác sĩ) cần phải có nhiều dữ liệu hơn về độ chính xác của PPG so với các phương pháp đo huyết áp khác. Ngoài ra, một số yếu tố sinh lý sẽ ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu PPG và PPG có thể sẽ không chính xác với những ai không bị cao huyết áp hoặc có cánh tay dày/mỏng hơn bình thường.

Có rất nhiều những công nghệ mới ngày nay dựa trên quan điểm của sinh lý học như độ cứng của động mạch,… để cố gắng biến nó thành chức năng đo huyết áp thực sự. Tuy vậy, những tính năng này trong quá trình phát triển liệu đã được thử nghiệm độ chính xác hay chưa? Như thực tế mà các nhà sản xuất đang cho rằng những tính năng “huyết áp” này đúng thực sự là đo huyết áp? Cùng chờ đợi câu trả lời chính thức từ Samsung nhé.
Nguồn: TheVerge
Xem thêm: Đánh giá nhanh Galaxy Watch Active: Nhỏ gọn, đa chức năng, giá hợp lý
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.