Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Tìm hiểu về sự khác biệt giữa CPU và RAM trên PC: Theo bạn, đâu là bộ phận đầu não của máy tính?

Máy tính để bàn, laptop là những thiết bị điện tử không thể thiếu trong thời đại 4.0 như hiện nay vì thế CPU và RAM luôn được người dùng quan tâm và cũng là chủ đề nóng trên các diễn đàn công nghệ không hề kém cạnh smartphone. Vậy giữa CPU và RAM bộ phận nào tốt hơn, cái nào quan trọng hơn? Hãy cùng mình tìm hiểu Sự khác biệt giữa CPU và RAM trên PC trong bài viết hôm nay nhé!

Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: AskAnyDifference, Haw Kgraphics Inc.

Xem thêm: Đánh giá chi tiết HP 340S G7: Đánh mạnh về trải nghiệm sử dụng

1. CPU và RAM trên PC là gì?

CPU và RAM phối hợp để khởi động hệ điều hành
CPU và RAM phối hợp để khởi động hệ điều hành. (Nguồn: Askanydifference)

CPU và RAM đều là thành phần của hệ thống chức năng trung tâm máy tính. Máy tính không thể hoạt động nếu không có bộ xử lý và không thể hoạt động nếu không có bộ nhớ. 

RAM lưu trữ tất cả dữ liệu liên quan đến các chức năng đang diễn ra trong chương trình trong khi CPU lấy những thông tin này, xử lý và đưa trở lại RAM. Nói cách khác, nếu RAM là bình dầu của ô tô thì CPU là bộ điều khiển của ô tô. RAM và CPU phối hợp làm việc để khởi động hệ điều hành.

CPU và đặc điểm của CPU

CPU là Bộ xử lý trung tâm trên các thiết bị PC
CPU là Bộ xử lý trung tâm trên các thiết bị PC. (Nguồn: Helpdeskgeek)

CPU tên khoa học đầy đủ là Central Procesing Unit, là Bộ xử lý trung tâm trên các thiết bị PC. CPU là thành phần chính của máy tính thực hiện các chức năng bằng cách xử lý thông tin nhận được và bằng cách xử lý thông tin này, CPU cho phép khởi động một ứng dụng hoặc chương trình. 

Tốc độ xử lý của CPU được đo bằng tần số Hz, CPU hoạt động với bốn bước: tìm nạp, giải mã, thực thi, ghi lại và CPU càng nhanh thì các ứng dụng sẽ chạy càng mượt.

CPU ngày càng được nâng cấp với sự tiến bộ của công nghệ
CPU ngày càng được nâng cấp với sự tiến bộ của công nghệ. (Nguồn: Howtogeek)

Một CPU truyền thống thường chỉ bao gồm một bộ xử lý nhưng với nhu cầu về tốc độ ngày càng tăng, các bộ vi xử lý lõi đơn điển hình đã được thay thế bằng bộ vi xử lý lõi kép và lõi tứ. Không dừng lại ở đó, sự tiến bộ của công nghệ đã phát triển các bộ vi xử lý sáu lõi và thậm chí tám lõi được lắp đặt trong các thiết bị PC mới nhất.

Intel vẫn đang là một trong những thương hiệu tốt nhất trong lĩnh vực sản xuất CPU
Intel vẫn đang là một trong những thương hiệu tốt nhất trong lĩnh vực sản xuất CPU. (Nguồn: Liamatej3m)

CPU gồm hai bộ phận chính là Bộ điều kiển (CU - Control Unit) có chức năng điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình và Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit) chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh. Ngoài ra còn có thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache)

CPU hiện được phát triển bởi nhiều công ty khác nhau như AMD, NVIDA, Motorola, Samsung, v.v. nhưng hãng đầu tiên phát triển CPU là Intel và vẫn đang là một trong những thương hiệu tốt nhất trong lĩnh vực này.

RAM và đặc điểm của RAM

Số lượng chương trình mà máy tính có thể chạy tại một thời điểm phụ thuộc vào dung lượng của RAM
Số lượng chương trình mà máy tính có thể chạy tại một thời điểm phụ thuộc vào dung lượng của RAM. (Nguồn: Poftut)

RAM có tên khoa học đầy đủ là Random Access Memory, được gọi là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM là nơi lưu trữ dữ liệu cho phép CPU truy cập nhanh chóng trong khi thực hiện các chức năng để khởi động chương trình. Số lượng chương trình mà máy tính có thể chạy tại một thời điểm phụ thuộc vào dung lượng của RAM.

Khi máy tinh tắt hoặc bị ngắt nguồn điện, dữ liệu trên RAM sẽ bị mất
Khi máy tinh tắt hoặc bị ngắt nguồn điện, dữ liệu trên RAM sẽ bị mất. (Nguồn: Terminalapp)

Tốc độ xử lý của RAM được đo bằng đơn vị byte (Megabyte hoặc Giagabyte), RAM càng lớn càng chạy được nhiều chương trình. RAM là nơi lưu trữ khi sử dụng các chương trình, tuy nhiên khi máy tính tắt dữ liệu sẽ bị mất. 

Hiện nay, các loại RAM khá đa dạng
Hiện nay, các loại RAM khá đa dạng. (Nguồn: Avast)

Hiện nay, các loại RAM khá đa dạng để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng như:

2. Vai trò của CPU và RAM: Đều là thành phần không thể thiếu trong hệ thống máy tính

Khả năng xử lý dữ liệu của CPU là cơ sở cho mọi hoạt động của máy tính
Khả năng xử lý dữ liệu của CPU là cơ sở cho mọi hoạt động của máy tính. (Nguồn: Pinterest)

Một đặc điểm nổi trội của CPU chính là khả năng xử lý độ xử lý dữ liệu. Khả năng xử lý dữ liệu này là cơ sở cho mọi hoạt động của máy tính, từ các thao tác cơ bản đến trò chơi, hình ảnh và nhiều hoạt động khác.

CPU là cơ quan đầu não, là bộ phận rất quan trọng của máy tính. Máy tính không thể hoạt động nếu không có CPU vì CPU không chỉ hoạt động song song mà còn điều khiển và quản lý các thành phần của hệ thống máy tính.

CPU điều khiển và quản lý các thành phần trong hệ thống máy tính
CPU điều khiển và quản lý các thành phần trong hệ thống máy tính. (Nguồn: Technology)

CPU hoạt động như một phần của hệ sinh thái đa dạng, rộng lớn hơn bao gồm Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và các bộ phận khác của máy tính. RAM sẽ gửi nhiều lệnh tới CPU và bộ phận này sẽ giải mã các lệnh, sau đó xử lý các lệnh này và đưa ra kết quả dựa trên đầu ra.

RAM là bộ phận bắt buộc phải có trên hệ thống máy tính
RAM là bộ phận bắt buộc phải có trên hệ thống máy tính. (Nguồn: Techcult)

RAM là bộ phận bắt buộc phải có trên hệ thống máy tính vì đây là nơi lưu trữ dữ liệu để xử lý trên CPU. Bên cạnh đó, RAM là một yếu tố để tăng tốc độ của máy tính, giúp máy tính chạy mượt và nhanh hơn.

RAM cũng giúp tiết kiệm năng lượng khi thời gian sử dụng rất ít
RAM cũng giúp tiết kiệm năng lượng khi thời gian sử dụng rất ít. (Nguồn: Terminalapp)

Mặt khác, CPU đọc dữ liệu từ RAM sẽ nhanh hơn so với truy cập với các thiết bị ngoại vi như ổ cứng, USB, DVD. RAM cũng giúp tiết kiệm năng lượng khi thời gian sử dụng rất ít và RAM có thể lưu và xóa các hoạt động.

3. Sự khác biệt chính giữa CPU và RAM trên PC

RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời trong khi CPU là bộ xử lý chính trong máy tính
RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời trong khi CPU là bộ xử lý chính trong máy tính. (Nguồn: Zzoomitram)

Sự khác biệt chính giữa Ram và CPU là RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời trong khi CPU là bộ xử lý chính trong máy tính. 

Hiệu năng trên RAM được xác định bởi không gian bộ nhớ, tốc độ xử lý và tốc độ bus của máy tính trong khi hiệu năng của CPU được xác định bởi số lượng lõi hiện có.

CPU chạy càng tốt thì có thể truy xuất thông tin từ RAM càng nhanh
CPU chạy càng tốt thì có thể truy xuất thông tin từ RAM càng nhanh. (Nguồn: Hawkgraphicsinc)

Khả năng hoạt động của RAM được đo bằng số lượng chương trình mà một máy tính có thể chạy tại một thời điểm trong khi CPU chịu trách nhiệm về tốc độ khởi động một chương trình hoặc ứng dụng. Điều này có nghĩa là CPU chạy càng tốt thì có thể truy xuất thông tin từ RAM càng nhanh.

RAM sử dụng 50% dung lượng khi không hoạt động trong khi CPU sử dụng 0,8-10% dung lượng ở trạng thái rảnh rỗi.

Tổng kết

CPU và RAM đều thực hiện những tác vụ quan trọng trong hệ thống máy tính, nếu CPU là cơ quan đầu não của máy tính thì RAM cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu.

Trên thực tế, CPU và RAM có mối quan hệ tương quan hỗ trợ nhau vì thế không thể phân biệt thành phần nào quan trọng hơn, theo mình cả hai đều quan trọng như nhau, không thể thiếu một trong hai.

CPU và RAM có mối quan hệ tương quan hỗ trợ nhau
CPU và RAM có mối quan hệ tương quan hỗ trợ nhau. (Nguồn: Techwalla)

Một lời khuyên dành cho bạn, nếu bạn chỉ chạy một vài chương trình mà máy tính chạy chậm thì nên nâng cấp RAM, còn nếu như máy tính có nhiều RAM mà chương trình mất quá nhiều thời gian để bắt đầu thì bạn nên nâng cấp CPU cho máy tính của mình. Bạn thấy bài viết của mình thế nào? Hãy để lại cảm nghĩ bên dưới nhé!

Xem thêm: So sánh bong bóng chat iOS và Android: Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào

Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...