Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Tìm hiểu chất lượng ảnh chụp, video tải lên Google Photos, đâu là lựa chọn tốt nhất?

Google Photos là một trong những ứng dụng phổ biến cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ hình ảnh với kho lưu trữ đám mây khổng lồ. Mỗi khi bạn tải lên một tấm ảnh thì có hai sự lựa chọn xuất hiện là "chất lượng cao" và "nguyên bản". Vậy thì giữa hai sự lựa chọn này có gì khác biệt, liệu rằng cứ xài miễn phí có tốt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Google định nghĩa về 2 loại chất lượng ảnh, video tải lên

Chất lượng cao:

Chất lượng nguyên bản:

2. Điều gì xảy ra với ảnh nhỏ hơn 16 MP?

Bắt đầu với bức ảnh 12 MP chụp từ Galaxy S8.

Bên trái: Ảnh nguyên gốc (độ phân giải: 12 MP, dung lượng: 17 MB)
Bên phải: Ảnh chất lượng cao (độ phân giải: 12 MP, dung lượng:1 MB) 

Như chúng ta đã thấy, cả hai tấm ảnh có chất lượng gần như tương đương nhau, độ phân giải của ảnh chất lượng cao vẫn được giữ nguyên nhưng dung lượng đã giảm đi khoảng 17 lần. Tất cả là dựa trên thuật toán nén ảnh thông minh của Google. Với một tấm ảnh xóa phông như này thì thuật toán của Google sẽ xử lý tốt hơn để giảm chất lượng những vùng không được lấy nét và tăng chất lượng cho vùng lấy nét, vì thế mà dung lượng ảnh có thể giảm đi nhiều lần.

Tiếp tục crop ảnh với tỉ lệ 100% thì chúng ta cũng không thấy quá nhiều điều khác biệt về chất lượng giữa hai tấm hình.

Bên trái: Ảnh nguyên gốc - Bên phải: Ảnh chất lượng cao

Nếu crop với tỉ lệ 622% thì mọi thứ sẽ trông như thế này, và bạn đã nhận ra sự khác biệt rồi chứ?

Bên trái: Ảnh nguyên gốc - Bên phải: Ảnh chất lượng cao

Lại là Galaxy S8 nhưng lần này chúng ta sẽ thử với một bức hình khác.

Bên trái: Ảnh nguyên gốc (độ phân giải: 12 MP, dung lượng: 7 MB)
Bên phải: Ảnh chất lượng cao (độ phân giải: 7 MP, dung lượng: 3 MB) 

Trong trường hợp này, Google Photos không chỉ giảm kích thước tệp mà còn thu nhỏ ảnh. Mặc dù chất lượng ảnh trông không tệ nhưng tuy nhiên nó sẽ không phù hợp trong một số trường hợp khác.

3. Ảnh lớn hơn 16 MP sẽ như thế nào?

Với những bức ảnh có kích cỡ lớn hơn 16 MP tất nhiên sẽ chứa nhiều thông tin và chi tiết hơn. Ảnh dưới đây được chụp bằng Huawei P10 với camera đơn sắc 20 MP, nhãn hiệu Leica:

Bên trái: Ảnh nguyên gốc (độ phân giải: 20 MP, dung lượng: 8 MB)
Bên phải: Ảnh chất lượng cao (độ phân giải: 16 MP, dung lượng: 4 MB) 

Lần này ảnh được thu nhỏ xuống còn 16 MP. Nhưng sau khi nén, kích thước ảnh lại không giảm mạnh như trước. Ngoài việc bức ảnh bị nhỏ lại thì những chi tiết vẫn rất rõ nét.

Hãy xem điều gì xảy ra với một ảnh khác từ máy ảnh đơn sắc của P10.

Bên trái: Ảnh nguyên gốc (độ phân giải: 20 MP, dung lượng: 9 MB)
Bên phải: Ảnh chất lượng cao (độ phân giải: 16 MP, dung lượng: 5 MB) 

Cũng giống như vậy, ảnh vẫn được thu nhỏ lại còn 16 MP, trông khá ổn. Tuy nhiên, Google Photos đã thay đổi một chút đối với khung hình. Ví dụ: Ảnh trên ban đầu được chụp ở tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn là 4: 3 (hoặc 1.33: 1), nhưng sau khi nén, bức ảnh rộng hơn với tỷ lệ khung không chuẩn.

4. RAW photos thì sao?

Cùng xem điều gì sẽ xảy ra với tệp RAW khi dùng “chất lượng cao”. Lúc này, các giới hạn kích thước ảnh vẫn còn hiệu lực khi xử lý ảnh RAW ngay cả khi ảnh nhỏ hơn 16 MP, vẫn sẽ bị nén và chuyển thành JPEG, nghĩa là các dữ liệu cảm biến hình ảnh đều bị giảm. Nếu chụp ảnh RAW bằng camera chuyên dụng của mình, lời khuyên dành cho bạn là không nên dùng cài đặt chất lượng cao của để lưu ảnh.

Bên trái: Ảnh nguyên gốc - Bên phải: Ảnh chất lượng cao

Thử nghiệm với file DNG dung lượng 23 MB từ Huawei P10 và kết quả Google cho ra sản phẩm JPEG dung lượng 820 KB. Mặc dù độ phân giải vẫn giữ nguyên nhưng độ nét của ảnh bị ảnh hưởng trầm trọng, kể cả màu sắc cũng bị mờ đi.

5. Vậy xài free có thật sự tốt không?

Nếu bạn đang thiếu dung lượng và chỉ lưu trữ hình ảnh chụp bằng điện thoại thì cài đặt “chất lượng cao” khá là ổn. Bởi đa số người dùng thường ít khi zoom lớn ảnh để soi kỹ chất lượng. Nhưng đôi khi trong một số trường hợp thì Google photos sẽ thu nhỏ lại vài bức ảnh.

Hơn nữa, hầu hết camera trên smartphone đều có cảm biến 12 MP hoặc 16 MP thì không vấn đề gì cả với dung lượng lưu trữ không giới hạn của Google. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu chiếc smartphone có cảm biến máy ảnh từ 20 MP trở lên thì bạn nên cân nhắc chuyển sang lưu ảnh nguyên gốc và điều này thực sự rất tốt nếu như bạn còn chụp cả ảnh RAW nữa.

Nguồn: Phonearena

Xem thêm:

Biên tập bởi Tech Funny
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...