Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

[Thương hiệu] Samsung: Con Rồng công nghệ của châu Á và thế giới

Nguyễn Nhật
22/09/15

Hiện tại Samsung đang vô cùng thành công. Công ty chiếm ưu thế trong kinh doanh TV, bán được rất nhiều máy giặt và đặc biệt được biết đến trên toàn thế giới với các sản phẩm điện thoại thông minh, trở thành một thương hiệu toàn cầu như Walt Disney hay Toyota Motor.

[Thương hiệu] Samsung: con Rồng công nghệ của Châu Á và Thế giới

Với một số người, thương hiệu điện thoại di động của Samsung chưa so được với Apple, nhưng Samsung vẫn đạt được thành công khi được coi là đối thủ đáng gờm nhất của Apple. Và có lẽ Samsung là công ty duy nhất trên thế giới (ngoài Apple) có khả năng thu hút khách hàng xếp hàng dài khi một sản phẩm mới được ra mắt, như việc vừa ra mở bán Samsung Galaxy Note 5 đợt đầu tiên tại Việt Nam mới đây.

Hình ảnh nhộn nhịp trong ngày bán ra Galaxy Note 5 ở Việt Nam

Nhìn lại lịch sử

Theo Wikipedia, Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, lúc khởi đầu chỉ là một công ty buôn bán nhỏ. Chỉ ba thập kỷ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao bồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ.

1930-the-headquarters-of-samsung

Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỷ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỷ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn: tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Từ thập kỷ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

samsung now

Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng cuộc “đại cách mạng” trong chính sách quản lý của Chủ tịch đời thứ hai là Lee Kun Hee (con trai Chủ tịch Lee-Byung-chul), Samsung đã có một cú bứt phá mạnh mẽ để trở thành thương hiệu số một Hàn Quốc và vươn tầm ra thị trường quốc tế, đóng góp gần 15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của “xứ Kim chi”, với doanh thu 265 tỷ USD và 425,000 nhân viên (năm 2012). 

Công thức thành công

Đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của đế chế Samsung? Công đầu tiên phải kể đến “ông trùm” Lee Kun Hee với câu nói nổi tiếng “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con”. Lee Kun Hee cũng được biết đến với phong cách làm việc “lạ đời” là chỉ làm việc ở nhà mà không đến cơ quan, buộc cấp dưới phải tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Điều này đã góp phần tạo ra tính kỷ luật cũng như văn hóa “luôn làm mới mình” của Samsung. 

lee kun hee

Tiếp đến là chính sách đa dạng hóa về sản phẩm. Người xưa vẫn thường nói “Không nên cất toàn bộ trứng vào trong một rổ” và Samsung đã lĩnh hội rất rõ điều này. Gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc đã áp dụng một chiến dịch kinh doanh rất khác biệt so với các đối thủ khác như Apple, Google hay Microsoft. Họ không ngại thử nghiệm bất cứ điều gì, từ sản xuất điện thoại đến máy tính bảng, từ tủ lạnh đến máy rửa bát, TV, máy giặt,...

samsung-monitor

Trong bối cảnh thị trường công nghệ đang “bội thực” với ngày một nhiều các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng,... thì Samsung đã chọn cách khôn ngoan là tập trung vào khâu tiếp thị, thay vì đổi mới, cách tân sản phẩm. Hãng công nghệ Hàn Quốc được cho là đã dành ra khoảng 14 tỷ USD vào khâu tiếp thị và quảng cáo sản phẩm trong năm 2013, con số lớn nhất (tính theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu) đối với bất kỳ công ty nào. 

samsung-ad

Bên cạnh đó, việc trở thành nhà tài trợ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea hay các chương trình ăn khách như The X-factor (Nhân tố bí ẩn) và Olympics cũng khiến tên tuổi Samsung trở nên “nổi như cồn” trên thế giới.

 samsung-chelsea

Thành công qua những con số

Samsung giới thiệu chiếc smartphone Galaxy thế hệ đầu tiên vào tháng 5/2010 và kết thúc năm này với hơn 10 triệu máy được bán ra. Galaxy S2 ra mắt tháng 2/2011 cũng thành công vang dội với 40 triệu máy bán được sau 20 tháng. Galaxy S3 đạt mốc 30 triệu máy trong 5 tháng, 40 triệu sau 7 tháng bán ra, với doanh số trung bình 190.000 máy bán được/ngày.

samsung_galaxy_s3

Trong thời kỳ đỉnh cao họ liên tiếp tung ra hàng loạt model với đủ mọi kích cỡ, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Năm 2014, Apple chỉ cho ra thị trường 2 smartphone mới, Motorola có 11 máy, và HTC có 27 điện thoại mới tung ra thị trường. Tất cả đều không địch lại được Samsung: 56 điện thoại được công ty Hàn Quốc phát hành trong năm này.

Nếu tính thêm các model được sản xuất năm 2013 nhưng vẫn đang được Samsung bán ra, thì không ngoa khi nói rằng điện thoại Samsung đang "làm lụt" cả thị trường.

Smartphone Samsung bán ra

Samsung nắm bắt rất tốt nhu cầu thị trường khi trở thành kẻ đi đầu ở thị trường phablet (smartphone màn hình lớn). Tháng 9/2011, Samsung được cả thế giới công nghệ chú ý khi giới thiệu chiếc Galaxy Note với màn hình lên tới 5,3 inch cùng cấu hình mạnh mẽ vào bậc nhất thời điểm đó.

galaxynote

Với Galaxy Note, Samsung chứng minh cho thế giới rằng họ không chỉ biết đi "copy" Apple mà cũng có những sáng tạo của riêng mình. Galaxy Note mất 9 tháng để đạt mốc 10 triệu máy. Galaxy Note 2, Note 3 (ra mắt lần lượt vào tháng 8/2012 và tháng 9/2013) còn thành công hơn thế: Note 2 mất 4 tháng, còn Note 3 chỉ mất 2 tháng để bán được 10 triệu chiếc. Chính thành công của dòng Galaxy Note khiến Apple không thể ngồi yên.

Tầm nhìn đến năm 2020

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong tuyên ngôn “Thấu hiểu thế giới, kiến tạo tương lai”. Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới – Sản phẩm mới và Giải pháp sáng tạo”.

samsung brand

Trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.

tivi samsung

Samsung đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo, Quan hệ đối tác và “Tài năng”.

pg-gioi-thieu-san-pham

Tập đoàn này luôn tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công đã đạt được, Samsung sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược phẩm, công nghệ sinh học và quyết tâm sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới, cũng như một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.

Thegioididong (Tổng hợp)

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...