Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Thú vui cuối tuần, chụp ảnh Macro trên smartphone

Đóng góp bởi Dương Lê
01/01/23

Anh gì ơi, cho em hỏi chụp ảnh Mác-cờ-rô sao ạ? À, cái này dễ, để Anh chỉ cho... Chị gì ơi, chụp ảnh Macro là gì ạ? À, cái này chị thua – đây chính là lý do đủ sức thuyết phục để bài viết này ra đời.

Thú vui cuối tuần, chụp ảnh Macro trên smartphone

Khái niệm chụp ảnh Macro

Thuật ngữ Macro (trong nhiếp ảnh) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: ακρός — to, lớn. Nếu hiểu theo tiếng Việt thì Macro photography chính là việc chụp cận cảnh. Ảnh Macro thu được từ đối tượng chụp thường có tỉ lệ từ 1:2 (nhỏ hơn đối tượng 2 lần), 1:1 đến 10:1 (lớn hơn đối tượng 10 lần), đôi khi lên đến 20:1. Đối với việc chụp các chủ thế nhỏ, người ta thường sử dụng khái niệm micrograph hay photomicrograph. Ngày nay, các hãng máy ảnh lớn như Canon, Nikon v.v. đều sản xuất những ống kính chuyên dụng cho việc chụp Macro.

'Trời sinh Close-up sao còn sinh Macro': Đây là 2 khái niệm gây ra tương đối nhiều nhầm lẫn trong nhiếp ảnh khi cùng đề cập tới khía cạnh là chụp cận cảnh. Ranh giới rõ ràng giữa 2 khái niệm này đôi khi rất mơ hồ nhưng có 1 số điểm khác biệt giữa Macro photography và Close-up photography như sau

1. Đa số các hình chụp Macro thường có độ phóng đại nhất định, còn các hình Close-up thì tỉ lệ này là 1:1; Với các máy ảnh kĩ thuật số du lịch thường có 1 chế độ chụp Macro cho phép người chụp ở cự ly rất gần khoảng 2–5 cm.

2. Với các máy SLR thì khoảng cách chụp Macro thường được ghi cụ thể trên từng ống kính (Lens Canon 50 mm f1.8 cho phép khoảng cách chụp gần tối thiếu là 0,45 m hay 1,5 ft; Lens Canon 18-55 mm f3.5-5.6 thì khoảng cách đó vào khoảng 0,25 m hay 0,8 ft). Ngoài ra còn có các ống kính chuyên dụng dành cho Macro. Ngược lại Close-up thì có thể chụp với bất kì ống kính nào khi chụp ở khoảng cách gần, cận cảnh, chỉ bắt lấy đối tượng mà không lấy toàn bộ khung cảnh.

3. Do việc chụp Macro đòi hỏi người chụp phải đưa máy ảnh đến khoảng cách rất gần đối tượng nên người chụp không thể chụp ảnh Macro trong 1 thời gian dài nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng. Ảnh Close-up không đòi hỏi việc này.

>> Tóm lại ảnh Macro sẽ thu được khi chúng ta chụp trong khoảng cách gần hơn rất nhiều so với ảnh Close-up.

Thử rời xa chuyên môn hóa phức tạp, để lĩnh hội tư tưởng đầy bình dân về Macro xem thế nào?

Ảnh Macro chụp chủ thể loài kiến – do cô gái người Nhật Bản, Miki Asai thực hiện

Ảnh Macro chụp chủ thể loài kiến – do cô gái người Nhật Bản, Miki Asai thực hiện

Có vẻ như kiến thức phía trên khá khô khan đôi khi khiến các bạn nản đọc và ghi nhớ được hết từng chi tiết. Vậy thì chốt lại một câu duy nhất, chụp ảnh Macro là gì? Là dạng chụp ảnh ‘sát vách’ – càng gần chủ thể càng tốt – Ví dụ: chụp cận cảnh con kiến, hình ảnh con kiến thu về sẽ được phóng đại đến mức bạn có thể thấy được sợi lông của loài côn trùng bé nhỏ này.

Chụp ảnh Macro trên smartphone thua gì máy ảnh số

Chế độ chụp ảnh Macro trên di động vẫn chưa được phổ biến nhiều, máy thì có-máy thì không. Vậy thì làm sao để những mẫu smartphone này có thể trải nghiệm được? Dẫu biết, có thể cài đặt thêm ứng dụng camera Macro nhưng khả năng lấy nét cũng như độ ổn định sẽ không sánh bằng việc bạn trang bị thêm cho chú ‘dế’ yêu phụ kiện Lens Macro.

Còn nhớ cách đây vài năm, dân camera-phone thường hay ‘độ’ những mẫu kính từ đèn Laser hay thấu kính từ đầu đọc DVD,... thành Lens Macro cho điện thoại di động. Tuy nhiên, cách làm thủ công này không mấy đẹp về tính thẩm mỹ cũng như chỉ thích hợp triển khai trên máy cũ – máy mới ít tay chơi nào dám dõi theo.

Và cho đến ngày hôm nay, trên thị trường Việt đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã Lens cho smartphone/ tablet như: Clip, Super Wide, Fish Eye hay Macro chẳng hạn,... Sẽ không quá khó để tìm mua được những mẫu Lens này – với từ khóa đại loại như Lens Macro cho điện thoại, Google sẽ trả về cho bạn kết quả không dưới 5 website kinh doanh phụ kiện này (thời buổi giờ mua Online đã trở nên phổ biến và có rất nhiều hình thức thanh toán tiện lợi cho người mua, nên bạn cứ yên tâm).

Bộ dụng cụ chụp Macro hôm nay gồm có: Zenfone 6, Lens Macro (màu đỏ) hoặc Lens Fish Eye (màu đen) và cuối cùng là cái kẹp để kẹp Lens vào điện thoại

Bộ dụng cụ chụp Macro hôm nay gồm có: Zenfone 6, Lens Macro (màu đỏ) hoặc Lens Fish Eye (màu đen) và cuối cùng là cái kẹp để kẹp Lens vào điện thoại

Sau khi tậu được các mẫu Lens ưng ý, nhất là Lens Macro thì chắc chắn sẽ có không ít bạn bỡ ngỡ vì gắn Lens vào camera thì màn hình bị mờ ảo đến không thấy gì. Khi gặp trường hợp này, các bạn đừng manh động và cho rằng người ta bán Lens ‘cùi bắp’, rồi hỏa tốc móc điện thoại gọi đến cửa hàng bán sản phẩm khiếu nại. Vì đây chỉ là trạng thái thường khi gắn Lens Macro vào camera mà thôi.

Các bạn đừng vội lắp Lens vào kẹp, mà hãy kẹp cái kẹp vào điện thoại trước để canh chỉnh lỗ trên kẹp vừa với cụm camera...

Các bạn đừng vội lắp Lens vào kẹp, mà hãy kẹp cái kẹp vào điện thoại trước để canh chỉnh lỗ trên kẹp vừa với cụm camera...

Sau đó mới lắp Lens Macro vào, rồi khi nào muốn chụp Lens Fish Eye thì lắp nối tiếp như hình minh họa phía trên

Sau đó mới lắp Lens Macro vào, rồi khi nào muốn chụp Lens Fish Eye thì lắp nối tiếp như hình minh họa phía trên

Như tôi đã nói ban đầu, đây là cách chụp ‘sát vách’/ cận cảnh, vì thế bạn phải để ống kính lại gần chủ thể cho đến khi nào thấy rõ hình ảnh rồi mới chụp. À mà các bạn chụp Macro cần lưu ý, chụp chủ thể ở nguồn sáng vừa phải - đừng quá trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc quá tối: nếu chụp dưới ánh nắng gắt thì bạn nên chụp kèm với tấm che chuyên dụng để hạn chế bớt nguồn sáng tự nhiên. Thứ 2, đừng quá rung tay sẽ làm ảnh bị mờ, nhòe – vì chụp bằng smartphone chất lượng sẽ không bằng máy ảnh số rồi, mà bạn còn rung tay nữa thì ‘bác sĩ bó tay’ - Dân gian đồn rằng ăn chân gà sẽ hết bị rung tay*

Giá đỡ Tripod cùng tấm che sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi chụp ảnh Macro. Hiện tại đã có những giá đỡ Tripod cho iPhone hoặc smartphone khác (Ảnh: Internet)

Giá đỡ Tripod cùng tấm che sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi chụp ảnh Macro. Hiện tại đã có những giá đỡ Tripod cho iPhone hoặc smartphone khác (Ảnh: Internet)

Cuối tuần mà cũng bận quá không có nhiều thời gian để thỏa sức chụp ảnh, nên ‘đụng đâu chụp đó’ gửi đến các bạn vài bức ảnh Macro và Fish Eye – Dĩ nhiên, được chụp từ Lens Macro và Fish Eye kẹp trên máy Zenfone 6.

Ảnh chụp Macro

Do tôi không thích 'ăn chân gà' nên chụp tấm nào cũng rung tay và điều này là cấm kỵ khi nhập môn Macro nói riêng cũng như các thể loại chụp ảnh khác nói chung

Do tôi không thích 'ăn chân gà' nên chụp tấm nào cũng rung tay và điều này là cấm kỵ khi nhập môn Macro nói riêng cũng như các thể loại chụp ảnh khác nói chung

Thật ra, lúc đầu tôi chỉ thấy cái mạng nhện mỏng thôi à, nhưng khi dùng Lens Macro chụp cận cảnh mới thấy nó hơi bị đẹp - tuy con nhện nó lột xác chạy mất tiêu rồi

Thật ra, lúc đầu tôi chỉ thấy cái mạng nhện mỏng thôi à, nhưng khi dùng Lens Macro chụp cận cảnh mới thấy nó hơi bị đẹp - tuy con nhện nó lột xác chạy mất tích rồi

Chụp cho có thôi chứ cũng không biết đây là hoa hay là quả nữa. Cơ mà, nó nhỏ xíu à!

Chụp cho có thôi chứ cũng không biết đây là hoa hay là quả nữa. Cơ mà, nó nhỏ xíu à!

Cái nhánh hoa này cũng nhỏ xíu không kém

Cái nhánh hoa này cũng nhỏ xíu không kém

Đi chung với nhánh hoa phía trên, mà cái phần này còn nhỏ hơn gấp 10 lần

Đi chung với nhánh hoa phía trên, mà cái phần này còn nhỏ hơn gấp 10 lần

Đố bạn con này là con Ong gì?

Đố các bạn đây là loài Ong gì?

Chỉ là những hạt sỏi, đá li ti nhưng rất giàu cảm xúc

Chỉ là những hạt sỏi, đá li ti nhưng rất giàu cảm xúc

Chụp một con muỗi còn non thật đúng là 'mong manh dễ vỡ' - thiếu sáng trầm trọng

Chụp một con muỗi còn non thật đúng là 'mong manh dễ vỡ' - thiếu sáng trầm trọng

Con bọ này lên ảnh Macro nhìn to dữ - cũng thiếu sáng trầm trọng

Con bọ này lên ảnh Macro nhìn to dữ - cũng thiếu sáng trầm trọng

Ảnh chụp Fish Eye (mắt cá) - nhằm mang lại hiệu ứng hình ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước

Khuôn viên tượng đài Trương Định

Khuôn viên tượng đài Trương Định

Này thì miền Tây

Này thì miền Tây!

*Mời các bạn cùng nhau chia sẻ ảnh chụp Macro hay ảnh đẹp chụp từ chế độ khác trên smartphone... ngay bên dưới phần bình luận của bài viết này.

thegioididong

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...