Thủ đoạn của kẻ giả mạo ngân hàng đang càng tinh vi hơn, đọc ngay để phòng tránh
Các phương thức lừa đảo ngày càng tinh vi và được đầu tư để khách hàng dễ "nhầm lẫn". Kẻ gian sử dụng logo, biểu mẫu của ngân hàng. Thậm chí còn có văn bản giả mạo con dấu của ngân hàng. 24h Công nghệ mới đọc được thông tin bên Cafebiz nên chia sẻ lại cho bạn đọc cùng tham khảo.
Mới đây, ngân hàng Vpbank đã phát đi cảnh báo thủ đoạn giả mạo email từ Vpbank gửi sao kê thẻ tín dụng để lừa đảo.
Cụ thể, kẻ gian đã gửi sao email sao kê giả mạo với nội dung thông báo khách hàng đang có dư nợ thẻ tín dụng cần thanh toán. Sau đó, kẻ gian sẽ gọi điện cho khách hàng và tự xưng là nhân viên ngân hàng để hướng dẫn cũng như thúc ép khách hàng thanh toán dư nợ.
Kẻ gian sử dụng email hiển thị "Dich vu khach hang Vpbank" cùng biểu mẫu và logo thương hiệu của ngân hàng này để gửi thông báo sao kê thẻ tín dụng với dư nợ là 15.xxx.xxx VND hoặc một số tiền bất kỳ.
Vpbank khuyến cáo tất cả các email khách hàng nhận được có tên miền khác với @vpbank.com.vn dù có tên hiển thị là Vpbank, đều là giả mạo. Quý khách hàng tuyệt đối không thực hiện theo các hướng dẫn trong email như click vào đường link hoặc nhập mã OTP để tránh mất tiền.
Trước đó, hồi tháng 6, Vpbank đã phát đi cảnh báo về hành vi giả mạo VPBank cho vay tiền qua App.
Qua điều tra, VPBank phát hiện ra app "VAY TOT credit" tự mạo danh là app vay tiền của VPBank yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí để được giải ngân tiền.
Chiêu trò lừa đảo của VAY TOT credit cụ thể như sau: gửi thông tin hỗ trợ khoản vay lên tới 1 tỷ đồng, yêu cầu khách hàng nhấn vào đường dẫn mà chúng cung cấp để đăng ký vay 70 triệu. Kẻ mạo danh sẽ liên hệ với khách hàng qua Zalo 0921142671 yêu cầu Khách hàng hoàn tất hồ sơ xét duyệt sau đó vào ứng dụng rút tiền về tài khoản của khách hàng.
Thực tế khách hàng vào ứng dụng thực hiện rút tiền thì báo lỗi và kẻ gian gọi điện yêu cầu cung cấp tên, số tài khoản Ngân hàng, CMND để sửa đổi giúp.
Kẻ lừa đảo tinh vi gửi đến khách hàng 01 Bản điều khoản thay đổi số tài khoản (có dấu đỏ giả mạo con dấu của VPBank) thông báo nạp 10% khoản vay tương đương với 7 triệu VNĐ để thay đổi số tài khoản (chuyển khoản tới số tài khoản của kẻ lừa đảo) và hứa số tiền này sẽ được hoàn trả vào tài khoản cùng số tiền vay.
Không chỉ Vpbank mà tất cả các ngân hàng đều là đối tượng bị kẻ gian nhắm tới tập khách hàng có quan hệ giao dịch tài khoản hoặc thẻ tín dụng.
Một thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng vẫn có 1 số người mắc bẫy được Ngân hàng Tienphongbank cảnh báo liên quan đến thẻ tín dụng. Đó là giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện tới các chủ thẻ tín dụng để chào mời khách hàng sử dụng ưu đãi rút tiền/đáo hạn từ thẻ tín dụng.
Để thực hiện được việc rút tiền từ thẻ tín dụng, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân như số thẻ, số CVV bảo mật. Để thực hiện dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng (là 1 hình thức rút tiền mặt), đối tượng yêu cầu khách hàng thực hiện qua các máy POS bất hợp pháp. Từ đó kẻ xấu có thể lấy được các thông tin của khách hàng và trục lợi bất hợp pháp.
Quý độc giả có kinh nghiệm nào để phòng tránh lừa đảo, hãy chia sẻ bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!
Sắm điện thoại iPhone bảo mật cao, không lo lừa đảo, giá ưu đãi, phân phối chính hãng!
Xem thêm:
- Học cách phòng tránh lừa đảo môi giới việc làm từ Bộ Công an
- Các tính năng bảo mật của Zalo có thể bạn chưa biết
- Những cập nhật quan trọng của Zalo từ ngày 1/8 mà người dùng nên biết
- Vì sao Zalo không gọi nhóm được? 3 cách khắc phục lỗi siêu nhanh chóng
- Zalo sắp thu phí người dùng? Xem ngay câu trả lời để biết chi tiết
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.