Thiết bị đeo là mối lo ngại tiếp theo về quyền riêng tư và bảo mật

Đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo khác đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong vài năm tới. Tuy nhiên, điều này đặt ra một mối lo ngại lớn về quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Thiết bị đeo sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới
Ngành công nghiệp di động dự kiến đang chứng kiến sự phát triển và bùng nổ của các thiết bị đeo. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu công nghệ Juniper Research, mỗi năm sẽ có khoảng 20 tỷ USD được chi cho các thiết bị đeo, máy theo dõi sức khỏe và thiết bị theo dõi bệnh nhân từ xa trong vòng 5 năm tới.
Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự kiến cũng sẽ tạo ra hơn 40 tỷ USD doanh thu vào năm 2022 nhờ sự phát triển của các thiết bị đeo.

Theo tính toán của các nhà phân tích từ IDC, sẽ có khoảng 190 triệu thiết bị đeo được được bán vào năm 2022, tương ứng mức với tăng trưởng 13% một năm, trong đó smartwatches sẽ chiếm hơn một nửa tổng doanh số.
Con số 13% không phải là một sự tăng trưởng quá ấn tượng, tuy nhiên so với PC và điện thoại thông minh đang có dấu hiệu chững lại thời gian gần đây, có thể thiết bị đeo mới là sản phẩm “làm nên chuyện” trong thời gian tới.
Các nhà sản xuất hệ điều hành di động và điện thoại thông minh hiện đang tìm cách khuyến khích người dùng sử dụng thiết bị đeo để chăm sóc sức khỏe cá nhân, đồng thời cung cấp và bổ sung các tính năng để biến thiết bị của họ thành trung tâm lưu trữ dữ liệu y tế.

Các công ty bảo hiểm y tế cũng đang thử nghiệm việc sử dụng smartwatch để khuyến khích khách hàng đo lường thể lực và tập thể dục nhiều hơn .
Việc sử dụng thiết bị đeo trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng sẽ được thúc đẩy bởi những cải tiến trong công nghệ theo dõi bệnh nhân từ xa, các tổ chức y tế đang sử dụng nhiều hơn những thiết bị này.
Juniper dự báo có khoảng 5 triệu người sẽ sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo dõi từ xa vào năm 2023. Các bác sĩ có thể sử dụng dữ liệu được tạo ra bởi thiết bị đeo kết hợp với các phần mềm hỗ trợ AI để xác định và chuẩn đoán bệnh.

Bảo mật thông tin người dùng sẽ là một mối lo lớn
Tuy nhiên, tương tự smartphone, sự phát triển của thiết bị đeo cũng sẽ tạo ra những mối lo ngại lớn về bảo mật. Các nhà sản xuất thiết bị sẽ kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba như các công ty bảo hiểm. Juniper dự báo doanh thu từ hoạt động này sẽ đạt 855 triệu USD vào năm 2023.
Do đó, để tránh bị xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu, người dùng cần tỉnh táo và cẩn thận khi sử dụng các thiết bị này. Các công ty công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ cần phải giải thích rõ ràng các điều khoản về việc thu thập và sử dụng dữ liệu do người dùng cung cấp.

"Quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân sẽ là một rào cản đáng kể cho sự phát triển của thị trường thiết bị đeo. Việc cải thiện các hệ thống chăm sóc sức khỏe như sử dụng các phần mềm AI, các tính năng theo dõi sức khỏe từ xa sẽ yêu cầu người dùng cung cấp nhiều thông tin hơn", báo cáo của Juniper cho biết.
Trên đây là những nhận định của ZDNet về sự phát triển cũng như các hệ lụy có thể xảy ra trên thị trường thiết bị đeo trong tương lai. Hy vọng rằng người dùng sẽ sử dụng những thiết bị này một cách thông minh để không vướng phải những sự cố đáng tiếc.
Xem thêm:
- Đồng hồ thông minh Samsung Galaxy Sport được cấp chứng nhận EEC
- Ngoài smartphone, công nghệ đã phát triển như thế nào trong năm 2018?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.